Các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy triển khai hiệu quả các định hướng kinh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng vietcombank đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thời gian tới (Trang 28)

kinh doanh

* Giải pháp hỗ trợ kinh doanh

Chú trọng phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt, đặc thù theo phân khúc khách hàng, và các sản phẩm ngân hàng đầu tư.

Xây dựng và triển khai các dịch vụ thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực trọng điểm như dịch vụ thu chi với BHXH; thu phí giao thông công cộng, thu phí giao thông không dừng, y tế, giáo dục…

Phát triển các sản phẩm/dịch vụ/nền tảng ứng dụng số hóa, có hàm lượng công nghệ cao, khuyến khích khách hàng chuyển dịch các giao dịch trên kênh ngân hàng số.

* Giải pháp hỗ trợ về công nghệ, nguồn nhân lực, thông tin quản lý Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh; đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống CNTT; hợp tác với Fintech nhằm xây dựng hệ sinh thái VCB.

Kiện toàn mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các n vị tại Trụ sở đơ chính và Chi nhánh nhằm tập trung quản lý và điều hành theo các khối hoạt động. Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm định giá tài sản VCB và thực hiện tập trung hóa công tác quản lý nợ.

Ưu tiên phân bổ nhân sự bán hàng, nhân sự thích ứng với ngân hàng số; tiếp tục cải cách cơ chế tiền l ng gắn với hiệu quả kinh doanh vươ à năng suất lao động.

Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, đổi mới sáng tạo trong toàn hệ thống, phục vụ cho việc thực thi chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của VCB.

* Giải pháp quản trị rủi ro

Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ và giám sát chặt kết quả thực hiện kiến nghị kiểm tra, kiểm toán và giám sát từ xa đối với các Chi nhánh, Công ty con trong hệ thống VCB.

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc triển khai các dự án, sáng kiến chuyển đổi thuộc Chương trình Basel II.

Nâng cấp công tác quản trị rủi ro hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

* Các giải pháp khác

Thực hiện tăng vốn điều lệ ngay khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí toàn ngân hàng, quản trị và giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các kế hoạch ngân sách, tiết giảm chi phí hoạt động thường xuyên, kiểm soát tỉ lệ chi hoạt động/thu nhập toàn hàng.

Kiện toàn công trình trụ sở và phương tiện làm việc theo kế hoạch được duyệt, phụ vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh. c Triển khai, thực hiện công tác an sinh xã hội nhằm chia sẻ khó khăn với các địa phương, hỗ trợ khắc phục giảm nhẹ các hậu quả do thiên tai gây ra, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục, y tế...

Chương 3: KẾT LUẬN, KHIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận- kiến nghị 3.1.1. Kết luận

Đứng trước sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay ở các quốc gia lớn trên thế giới thì vấn đề ặt ra hàng ầu đ đ đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế, vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển trong t ng lai.Với chức năươ ng làm trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua ngân hàng, các nguồn lực sẽ được phân bổ, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn chung hiện nay. Để thực hiện được những điều này, i hỏi ngân hàng phải có một kế hoạch phát triển đò toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là hoạt động tín dụng lĩnh vực thể hiện sự - sống còn của tất cả các ngân hàng. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank- Trụ sở chính cũng không ngoại lệ. Phần nào giúp Ngân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao được vị thế của mình trong cuộc chạy đua về kinh doanh sản phẩm là tiền tệ.

Là 1 trong số NH đứng đầu tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đ àn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, o một trong 1000 doanh hiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu ng có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó thì NH vẫn còn một số mặt hạn chế càn phải khách phục để khảng định vị trí trong lòng khách hàng và vững vàng, tự tin vươn xa ra thế giới.

3.1.2. Kiến nghị

* Đối với NH

Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, NH nên thành lập một nhóm chuyên gia để phục vụ cho công tác quảng cáo, tiếp thị, niềm tin nơi khách hàng trong mùa dịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời buổi cạnh tranh đầy khốc liệt này.

Đẩy mạnh hơn nữa những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập từng việc, từng phần rồi tiến tới cả hệ thống. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng.

Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, tăng cường cho vay đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Không tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một hoặc một nhóm khách hàng để phân tán rủi ro.Làm tốt công tác thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay cũng như làm tốt công tác thu hồi nợ. Thực hiện đảm bảo tiền vay, nghĩa là Ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên.

* Đối với nhà nước

Không ngừng ban hành, hoàn thành các quy chế, chỉ thị sâu sắc đến từng hệ thống NH. Đổi mới và hoàn thiện luật NH, luật thương mai, cũng như các luật đầu tư nước ngoài sao cho thông thoánh hơn tạo tiền đề để cho sự phát triển nền kinh tế dất nước.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Ðây là cơ sở, tiền đ để các ngân hàng xây dựng chề ương trình sản phẩm hiện đại phục vụ nền kinh tế.

Tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen gửi tiền vào NH. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng hàng ngày càng phổ biến hơn các công cụ thanh toán qua NH.

* Đối với Ngân hàng nhà nước

Khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng tiêu dùng lành mạnh, đặc biệt sản phẩm tín dụng trong sinh hoạt đối với các vùng c ng nghiệp, khu vực đôô ng dân, tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân. Nghiên cứu hoàn thiện quy định về cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm…

Nghiên cứu để đưa ra thực hiện gói tín dụng tiêu dùng cho người nghèo và các đối tượng chính sách đ đề xuất sửa đổi, nâng mức cho vay kéo dài thời gian ể cho vay phù hợp đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Người đứng đầu ngành Ngân hàng còn cho biết tiếp tục xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả được nợ đúng hạn, giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, kh ng phải đi vay nặng lãi từ các đối tượng choô vay tín dụng đen.

Nắm sát hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các TCTD, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phối hợp với chính quyền địa ph ng các cấp triển khai có hiệu quả ch ng trình kết ươ ươ nối ngân hàng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, giải - thích cho người dân về tác hại của tín dụng đen, đồng thời đề xuất các giải pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động này.

Ngoài ra, ngành Ngân hàng sẽ cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay; mở rộng mạng lưới hoạt động ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của người dân, nhất là những địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen. Trong đó, NHNN khuyến khích NHTM phát

triển mô hình ngân hàng lư động ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các u khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ------

1. Luận văn: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG, sv thực hiện: ĐIÊU THỊ MỸ HIỀN 7/2007.

2. Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại NH XNK Chi nhánh Cần Thơ, SVTT: Lê Thị Thu Hà.

3. Báo cáo tài chính Ngân hàng VCB, https://finance.vietstock.vn/VCB-ngan- hang-tmcp-ngoai-thuong-viet-nam.htm.

4. Báo cáothường niên Ngân hàng VCB. 5. Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng VCB.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng vietcombank đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thời gian tới (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)