được)
Bước 1: Người phát hiện sự cố này cần báo ngay cho hộ lý trực (phụ trách), hộ lý sẽ chịu trách nhiệm thu gom chất thải vào khu vực chứa đựng chất thải đưa về khu lưu giữ. Bước 2:
- Tiến hành lau chùi khử khuẩn khu vực tràn đổ bằng dung dịch Cloramin B 1- 2% hoặc Javen 1-2%.
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thu gom chất thải
Bước 3: Báo cáo lãnh đạo Khoa, Phòng khám, lập báo báo Bước 4: Lưu giữ hồ sơ
b. Sự cố xảy ra tại khoa, phòng khám (mức độ lớn hơn, cần có sự hỗ trợ) hoặc xảy ra trên đường vận chuyển chất thải từ nơi thu gom đến nơi lưu trữ chất chất thải ra trên đường vận chuyển chất thải từ nơi thu gom đến nơi lưu trữ chất chất thải hoặc từ nơi lưu giữ đến nơi xử lý chất thải trong phạm vi CSYT
Bước 1: Người phát hiện sự cố này cần báo ngay cho hộ lý trực (phụ trách)
Bước 2: Khoanh vùng, cảnh báo và báo cáo lãnh đạo khoa phòng, bố trí nhân lực hỗ trợ xử lý sự cố
- Đặt biển cảnh báo sự cố tràn đổ chất thải và khoanh vùng cách lý khu vực bị tràn đổ chất thải.
- Thu gom chất thải tràn đổ do sự cố và khử khuẩn toàn bộ khu vực bị sự cố tràn đổ chất thải bằng dung dịch Cloramin B 1-2% hoặc Javen 1-2%;
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thu gom chất thải. - Vận chuyển chất thải về nơi lưu giữ
Bước 3:Lập báo báo,báo cáo lãnh đạo Khoa, Phòng Bước 4: Lưu giữ hồ sơ
Quy trình ứng cứu sự cố tràn đổ, rò rỉ chất thải lây nhiễm dạng lỏng
Thuyết minh Quy trình ứng cứu sự cố tràn đổ , rò rỉ chất thải lây nhiễm dạng lỏng:
Các chất thải lây nhiễm dạng lỏng được phân thành 2 loại: chất thảilây nhiễm dạng lỏng và chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được khử trùng ướt tại nguồn phát sinh thải sau đó mới được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm dạng lỏng thông thường