nhóm hộ và các chiều nghèo
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại.
4.5.2.1 Giải pháp giảm nghèo đối với từng nhóm hộ
- Nhóm nghèo: Là hộ nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/3 đến 1/2 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản (33 đến 49 điểm). Là các hộ có thu nhập thấp chưa giải quyết được vấn đề con cái đến trường, sức khỏe, nhu cầu sống, tiếp cận thông tin. Sẽ có các chính sách hỗ trợ để bù đắp chỉ số thiếu hụt. Thực hiện các chính sách bù đắp các chiều thiếu hụt. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chính sách làm tăng thu nhập cho hộ gia đình như tiếp cận vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm tăng thêm thu nhập.
- Nhóm cận nghèo: Là hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/5
đến 1/3 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản (20 đến 32 điểm). Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo. Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ cận nghèo có ý thức tự vươn
lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước
- Nhóm không nghèo: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội. Các hộ này, xây dựng các chính sách gây quỹ ủng hộ người nghèo, thực hiện các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức xã hội, kiến thức KH - KT áp dụng vào sản xuất, tay nghề chuyên môn với các hộ nghèo giúp người nghèo định hướng tương lai và có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Ngoài ra người dân cần hỗ trợ thêm các chính sách như:
- Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
- Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.
- Đầu tư vào Y tế, hỗ trợ chi phí thăm khám, miễn chi trả 100% viện phí cho người thuộc các trường hợp đặc biệt.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ, … ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo.
- Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.
4.5.2.2 Giải pháp giảm nghèo đối với chiều
- Giáo dục: Để nâng cao kiến thức, cũng như tay nghề của người lao động cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương. Sau đây là một số giải pháp:
+ Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường bằng cách giáo dục nhận thức cho cha mẹ chúng về tầm quan trọng của tri thức, rằng đó là một cách
+ Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã. Hướng nghiệp cho thanh niên trong độ tuổi lao động có định hướng trước về ngành nghề của mình, để chủ động trong việc rèn luyện và học tập.
+Tuyên truyền các hộ dân thay đổi nhận thức, mạnh dạn làm ăn.
+ Khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đầy sản xuất phát triển. Hiện nay còn nhiều hộ dân trong xã chưa biết lập kế hoạch sản xuất cho gia đình mình, thiếu kiến thức trong sản xuất. Cán bộ xã, cùng chính quyền địa phương cần tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý sử dụng vốn nhiều hơn nữa cho người dân.
- Y tế:
+ Tuyên truyền, vận động người dân tham gia khám sức khỏe định kì và giúp họ thay đổi nhận thức về vấn đề sức khỏe là rất quan trọng. Có sức khỏe thì năng suất lao động tăng và cuộc sống của người dân mới được cải thiện.
+Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế
+Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe - Điều kiện sống:
+Tuyên truyền, người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp vệ sinh. + Nhà nước hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến người dân, nhằm cho họ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Tạo vốn luân chuyển tín dụng là biện pháp cần thiết đối với hộ nghèo bởi họ không thể đầu tư khi họ thiếu ăn.
+ Mở lớp tập huấn về sử dụng vốn và kỹ thuật canh tác cho người dân để họ sử dụng vốn đúng mục đích.
+ Có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón… để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra ta nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình (hoặc dự án) tín dụng có mục tiêu.
- Tiếp cận thông tin:
+ Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin: phải tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ khai thác nội lực trong nhân dân đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Để hộ nông dân giúp đỡ nhau tại chỗ thì việc xóa đói giảm nghèo sẽ tốn chi phí thấp, hiệu quả cao.
+Bổ sung nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở có đầu tư vè chuyên môn.
+Đầu tư xây nhà trạm phát thanh và truyền hình. +Nâng cao nhân lực đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở.
- Nhà ở: Bổ sung nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở có đầu tư vè chuyên môn.
+Đầu tư xây nhà trạm phát thanh và truyền hình.
+Hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem các thiết bị phụ trợ. +Nâng cao nhân lực đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Nghiên cứu được thực trạng nghèo ở xã Lương Thượng theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều cho thấy: Tình hình nghèo vẫn còn phổ biến, hộ nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã. Ngưỡng thiếu hụt các chỉ số còn cao.
Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo:
- Trình độ văn hóa của chủ hộ: Các chủ hộ có trình độ văn hóa thấp thường tiếp cận thông tin, cách làm mới một cách thụ động.
- Dân tộc: Thực tế cho thấy các hộ thuộc dân tộc thiểu số thường rất bảo thủ, ít tiếp thu những cái mới trong đời sống cũng như sản xuất.
- Quy mô hộ gia đình: Số lượng người trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích nhà ở là một chiều trong nghèo đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động.
Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo theo từng nhóm hộ và từng chiều thiếu hụt để ta có những giải pháp chính xác hiệu quả hơn giúp họ thoát nghèo bền vững.
Giảm nghèo đối với từng nhóm hộ, giảm nghèo theo các chiều nghèo. Chung quy lại kinh tế chưa phát triển - Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang tính đặc thù. Và lại trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận kinh tế nhiều thành phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình trạng phân hóa giàu nghèo tương đối. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những là công việc cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Chúng ta xác định sự phân hóa giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy ra tình trạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”, không thể để người nghèo bị bỏ rơi trước con mắt của cộng đồng. Ba là, xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội.cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội không phải việc riêng của ngành lao động – xã hội hay một số ngành khác mà là nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo bền vững, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng xã hội.
5.2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Lương Thượng tôi có một số kiến nghị như sau:
Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành công tác xã hội nói riêng. Xã Lương Thượng cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý và sử dụng các chương trình xóa đói giảm nghèo chặt chẽ hơn nữa để hạn chế vi phạm trong pháp luật, cần phổ biến sâu rộng các chính sách pháp luật của Nhà nước đế người dân hiểu biết về chính sách pháp luật đó và cương quyết trong việc xử lý những vi phạm về công tác xóa đói giảm nghèo.
Nhanh chóng giải quyết những thắc mắc của người dân, hướng dẫn cho những trường hợp chưa hiểu về các chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho việc thực hiện trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Cần củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN từ Trung uơng đến cơ sở. Bộ máy này cần được hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực của cán bộ để chỉ đạo, hướng dẫn đạt hiệu quả hơn khi ngưòi dân được hỗ trợ vốn.
Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công tác xã hội, tăng cường trang thiết bị để phục vụ công tác này nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý.
Cần tiếp tục khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch, định hướng phát Liên kinh tế, an sinh xã hội cho toàn bộ thôn bản trên địa bàn xã để giúp cho quá trình quản lý về hộ nghèo tiện lợi hơn.
Thường xuyên tu sửa và bảo dưỡng đường giao thông nông thôn chưa được bê tông hóa để cho người dân đi lại cho thuận tiện.
Đối với các đoàn thể, các tổ chức cộng đồng:
Tiếp tục phát động phong trào quỹ vì người nghèo trong cộng đồng để thu hút nguồn lực rộng rãi trong dân, hỗ trợ người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất.
Đối với hộ nông dân nghèo:
Cần giúp họ hiểu được tầm quan trọng và có sự nỗ lức để tự giác vươn lên giúp họ thoát khỏi cái nghèo.
Tránh tự ti, mặc cảm, cần chủ động tận dụng tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo.
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả, phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát cảnh đói nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tuấn Anh (2018), ''Nghèo đa chiều ở Việt Nam: một số vấn đề chính sách và thực tiễn'', Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
2. Phương Chi (2016), ''Quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016- 2020'', Báo Nhân dân điện tử.
3. Đỗ Huy (2021), ''Huyện Định Hóa triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo'', Tạp chí Lao động và xã hội.
4. Thiên Nga (2020), ''Thành tích đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong quá trình giảm nghèo đa chiều'', Báo Tuyên Quang.
5. Lê Văn Phong (2020), ''Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020'', Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
6. Trịnh Son (2012), Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dương - Giới và Đói nghèo.
7. Nông Đức Tuyên (2017), Báo cáo "Rà soát, thu thập số liệu xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới CT229" Phòng tài nguyên và môi trường huyện Na Rì.
8.Trần Nguyệt Minh Thu (2019), Nghèo đa chiều của dân cư vùng ven đô,
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
9. Bùi Tư (2020), ''Thực hiện chính sách giảm nghèo'', Thời báo tài chính Việt Nam.
10. UBND xã Lương Thượng (2020), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế