Tính tác động nhanh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy thủy điện (Trang 36 - 37)

Tính tác động nhanh của bảo vệ rơ le là yêu cầu quan trọng vì việc cách ly càng nhanh chóng phần tử bị ngắn mạch, sẽ càng hạn chế được mức độ phá hỏng các thiết bị, càng giảm được thời gian sụt áp và tần số ở các nơi tiêu thụ điện, giảm xác suất dẫn đến hư hỏng nặng hơn và càng nâng cao khả năng duy trì ổn định sự làm việc của các máy phát điện và toàn bộ hệ thống điện.

Tuy nhiên khi kết hợp với yêu cầu chọn lọc, để thoả mãn yêu cầu tác động nhanh cần phải sử dụng những loại bảo vệ phức tạp và đắt tiền. Vì vậy yêu cầu tác động nhanh chỉ đề ra tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của hệ thống điện và tình trạng làm việc của các phần tử được bảo vệ trong hệ thống điện. Bảo vệ rơ le được gọi là có tính tác động nhanh nếu thời gian tác động không vượt quá 50ms (2.5 chu kỳ của dòng điện tần số 50Hz). Bảo vệ rơ le được gọi là tác động tức thời nếu không thông qua khâu tạo trễ trong tác động của rơ le bảo vệ. Hai khái niệm tác động nhanh và tác động tức thời được dùng thay thế lẫn nhau để chỉ các rơ le hoặc bảo vệ có thời gian tác động không quá 50ms. Thời gian cắt sự cố (tC) gồm hai thành phần: thời gian tác động của bảo vệ (tBV) và thời gian tác động của máy cắt (tMC).

Với hệ thống điện hiện đại, yêu cầu thời gian loại trừ sự cố rất nhỏ, để đảm bảo tính ổn định. Đối với các máy cắt điện có tốc độ cao hiện đại (tMC) = (20 ÷ 60)ms từ (1 ÷ 3) chu kỳ của dòng điện có tần số 50 Hz. Những MC thông thường có (tMC) ≤ 5 chu kỳ (khoảng 100ms ở 50Hz).Vậy thời gian để loại trừ sự cốtC khoảng từ (2 ÷ 8)

chu kỳ ở tần số 50Hz ( vào khoảng 40 ÷ 160ms) đối với bảo vệ tác động nhanh. Đối với lưới điện phân phối thường dùng các bảo vệ có độ chọn lọc tương đối, bảo vệ chính thông thường có thời gian cắt sự cố khoảng (0,2 ÷ 1,5) giây, bảo vệ dự phòng khoảng (1,5 ÷ 2,0) giây.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy thủy điện (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w