Hiện tượng giảm hiệu quả phanh

Một phần của tài liệu tiểu luận chẩn đoán hệ thống phanh khí nén (Trang 36 - 42)

* Hiện tượng giảm hiệu quả phanh là hiện tượng mà quãng đường khi phanh ngặt, thời gian phanh tăng lên và gia tốc phanh giảm. Hiện tượng này có thể cảm nhận thông qua cảm giác của người lái khi phanh.

* Các hỏng hóc có thể gây ra hiện tượng này

Hiệu quả phanh giảm là do mô men phanh sinh ra tại bánh xe giảm. Để kiểm tra ta có thể phân ra để kiểm tra: kiểm tra cơ cấu phanh và kiểm tra dẫn động phanh.

33

3.1.1 Các hỏng hóc sảy ra ở cơ cấu phanh làm giảm hiệu quả phanh:

Hình 3.1 Cơ cấu phanh

+ Khe hở trống phanh và má phanh lớn. + Má phanh quá mòn.

+ Má phanh dính nước, dính dầu. + Má phanh bị trai cứng.

+ Trống phanh bị trai cứng. + Trống phanh bị đảo.

3.1.2 Các hỏng hóc ở dẫn động phanh làm giảm hiệu quả phanh:

Các nguyên nhân hỏng hóc trong dẫn động phanh làm giảm hiệu quả phanh chủ yếu là do không tạo ra được đủ lực ở cần đẩy ở bầu phanh, do áp suất dẫn vào bầu phanh không đủ hoặc bầu phanh không kín.

Các hỏng hóc ở dẫn động phanh làm giảm hiệu quả phanh:

+ Hỏng bầu phanh gây hở khí. Kiểm tra bằng cách đạp và giữ nguyên bàn đạp phanh và nghe tiếng xì hơi tại vị trí bầu phanh.

+ Hở ống dẫn từ tổng phanh ra bầu phanh. Kiểm tra bằng cách đạp và giữ nguyên bàn đạp phanh và nghe tiếng xì hơi tại các vị trí đường ống.

34

+ Hở các van trong tổng phanh, van gia tốc và phanh tay. Kiểm tra các van này bằng cách đạp và giữ nguyên bàn đạp sau đó sử dụng bọt xà phòng hoặc nghe để kiểm tra dò khí ở đường khí trời

+Áp suất khí không đủ (hỏng các bộ phận từ máy nén khí đến hết tổng phanh). Kiểm tra bằng cách xem chỉ số đồng hồ trên bảng taplo, chú ý phải kiểm tra đồng hồ trước.

Khi tiến hành phanh liên tục 3 lần độ giảm áp suất cho phép không được vượt quá (0,8 ÷ 1,0)kG/cm2 (xem trên đồng hồ đo áp suất của ô tô), tương ứng với động cơ làm việc ở chế độ chạy không tải.

Để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây ra áp suất khí nén không đủ ta nên kiểm tra van chia ngả, dây dẫn, bình khí nén và tổng phanh trước do các kiểm tra này dễ tiến hành hơn. Để kiểm tra các bộ phận này ta có thể sử dụng bọt xà phòng đối với các rò rỉ nhỏ (áp suất sụt giảm chậm), hay nghe tiếng dò khí (khi áp suất sụt giảm nhanh)

3.1.3 Các hư hỏng của cụm máy nén khí, van điều áp và cách kiểm tra.

Hình 3.2 Cụm máy nén khí

*Các hư hỏng trong máy nén khí là:

+ Mòn buồng nén khí: séc măng, piston, xi lanh. 35

+ Mòn, hở van một chiều.

+ Mòn hỏng bộ bạc, hoặc bi trục khuỷu. + Thiếu dầu bôi trơn.

+ Chùng dây đai

+ Kẹt van điều áp hệ thống.

*Các hư hỏng trên có thể phát hiện thông qua các biểu hiện sau: + Kiểm tra điều chỉnh độ chùng của dây đai kéo bơm hơi. + Xác định lượng và chất lượng bôi trơn.

+ Thường xuyên xả nước và dầu tại bình tích lũy khí nén, theo dõi lượng dầu xả ra để xem xét khả năng làm việc của máy nén, nếu lượng dầu nhiều quá mức thì cần tiến hành kiểm tra chất lượng của máy nén khí. Khi tiến hành phanh liên lực 3 lần độ giảm áp suất cho phép không được vượt quá (0,8 1,0)kG/cm2 (xem trên đồng hồ đo áp suất của ô tô), tương ứng với động cơ làm việc ở chế độ chạy không tải.

+ Nghe tiếng gõ trong quá trình bơm hơi làm việc.

3.1.4. Các hư hỏng van chia ngả bảo vệ 2 dòng và cách kiểm tra.

Hình 3.3 Van chia ngả bảo vệ

36

*Các hư hỏng:

- Gãy lò xo gây hở các bề mặt van 1 chiều - Tuột mặt bích

- Van 1 chiều đóng không kín, bị cào xước - Nứt vỡ vỏ van

- Doăng làm kín hai đầu hỏng

Các hỏng hóc này đều gây dò khí từ các bình khí làm giảm áp suất khí nén *Kiểm tra van chia ngả bằng 1 số cách sau:

- Kiểm tra các vết rạn nứt bên ngoài

- Tháo đàu nối với máy nén khí và sử dụng bọt xà phòng để kiểm tra sự làm kín của các van.

3.1.5 Hư hỏng của van gia tốc và cách kiểm tra

Hình 3.4 Van gia tốc

*Hư hỏng:

- Mòn piston số 4 gây mất khí từ bình khí qua gioăng làm kín. 37

- Hở van số 5, gãy lò xo, lò xo yếu làm van 5 đóng không kín đều gây mất khí từ bình khí

- Hở đầu nối - Rạn nứt vỏ van

- Van 3 hở gây tốn nhiều khí hơn trong một lần phanh nếu hở lớn có thể làm cho lực phanh sinh ra tại bầu phanh giảm.

*Kiểm tra:

Kiểm tra bằng cách kiểm tra sự dò khí qua đường khí trời khi không đạp

(kéo phanh tay) và khi đạp sau đó giữ nguyên bàn đạp phanh (khi không kéo phanh tay). Nếu có khí nén dò rỉ thì cần tháo van gia tốc và kiểm tra các mặt van, lò xo và các gioăng.

3.1.6 Các hư hỏng tổng phanh và cách kiểm tra

Hình 3.5 Tổng phanh

38

*Các hư hỏng tổng phanh:

- Các số 5, 11 yếu, gãy làm cho các mặt van đóng không kín. - Mặt van bị mòn, xước đóng không kín.

- Nứt vỡ vở van.

- Gioăng làm kín mòn hỏng.

Các hỏng hóc trên đều gây thoát khí qua đường thông với môi trường * Kiểm tra

Kiểm tra chất lượng của tổng phanh bằng cách kiểm tra sự dò khí qua đường khí trời khi không đạp và khi đạp sau đó giữ nguyên bàn đạp phanh. Nếu có khí nén dò rỉ thì cần tháo van gia tốc và kiểm tra các mặt van, lò xo và các gioăng.

Một phần của tài liệu tiểu luận chẩn đoán hệ thống phanh khí nén (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w