6.1. Đòn bẩy hoạt động – DOL
Sử dụng số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo KQHĐKD từ năm 2017 đến năm 2019 của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà ta có bảng sau:
Bảng 26: Bảng phân tích đòn bẩy hoạt động của công ty giai đoạn 2017-2019
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.219.223 841.130 864.474
Định phí (F)
Chi phí bán hàng 723.030 33.302 17.218
Chi phí quản lý doanh nghiệp 122.938 45.634 38.875
Chi phí khấu hao tài sản cố định 80.310 84.499 81.905
Tổng định phí 926.278 163.435 137.998
DOL= (EBIT+F)/EBIT 1,76 1,19 1,16
Ta thấy đòn bẩy hoạt động của công ty tăng qua các năm. DOL lần lượt là 1,76; 1,19; 1,16 có nghĩa là khi doanh thu tăng lên 1% sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên 1,76% ; 1,19%; ; 1,16%.
Trong năm 2019 công ty có đòn cân định phí thấp nhất cho thấy mức độ gánh chịu rủi ro kinh doanh của công ty thấp so với các năm trước đó. Năm 2017 đòn cân cao do tổng định phí cao. Đến năm 2018 đòn cân giảm do tổng định phí và lợi nhuận tăng lên. Và năm 2019 thì lợi nhuận tăng lên, dẫn đến đòn cân hoạt động tiếp tục giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp đã ít nhạy cảm hơn với sự thay đổi của sản lượng, rủi ro trong kinh doanh của công ty được đảm bảo hơn.
6.2. Đòn bẩy tài chính – DFL
Bảng 27: Bảng phân tích đòn bẩy tài chính của công ty giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) 1.219.223 841.130 864.474
Lãi vay (I) 11.418 18.079 19.263
DFL=EBIT/(EBIT-I) 1,01 1,02 1,02
Sử dụng số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo KQHĐKD từ năm 2017 đến năm 2019 của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà ta có bảng sau:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy DFL tăng dần qua các năm, đến năm 2019 giữ nguyên như năm 2018 cho thấy công ty có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối cao. Năm 2017 là năm công ty sử dụng nợ vay trong ba năm, dẫn đến chi phí lãi vay phair trả lúc là 11.418 triệu đồng, lãi vay hàng năm tiếp tục tăng lên là 18.079 triệu đồng năm 2018, và năm 2019 là 19.263 triệu đồng.
Khi EBIT tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng 1,01% vào năm 2017. Đến năm 2018, DFL tăng lên 1,02 do công ty còn chi phí lãi vay cao. Năm 2018, công ty có đòn bẩy tài chính chỉ 1,02. Khi EBIT tăng 1% thì EPS chỉ tăng lên 1,02%. Và sang năm 2014 công ty vẫn không thay đổi, lãi vay tăng lên.
6.3. Đòn bẩy tổng hợp – DTL
Từ số liệu đã tính toán ta có bảng kết quả đòn bẩy tổng hợp của công ty Vinacafe Biên Hoà như sau:
Bảng 28: Bảng phân tích đòn bẩy tổng hợp của công ty giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
DOL 1,76 1,19 1,16
DFL 1,01 1,02 1,02
DCL=DOL*DFL 1,78 1,21 1,18
Sự tác động của đòn bẩy tổng hợp trong việc gia tăng EPS qua các năm ta thấy rất lớn chủ yếu phụ thuộc vào đòn bẩy hoạt động kinh doanh là nhiều. Ở năm 2017, ta thấy công ty có DCL cao nhất 1,78. Khi doanh thu tăng (giảm) 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên một cổ phần thường tăng (giảm) 1,78%. Điều này có nghĩa là rủi ro kinh doanh mà công ty sẽ gặp là nhiều nhất. Nguyên nhân có thể là công ty sử dụng đòn cân tài chính cao hơn. Hai năm sau, DCL đã giảm xuống lần lượt là 1,21 và 1,18. Khi doanh thu tăng 1% thì EPS chỉ tăng 1,21% ở năm 2018 và 1,18% vào năm 2019. Như vậy, các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc sử dụng nợ và định phí sao cho hợp lý, có sự phù hợp giữa DOL và DFL để EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn cho tài chính doanh nghiệp. Và hiện tại trong công ty,các nhà quản trị tài chính rất là đảm bảo về điều này, an toàn tuyệt đối khi không sử dụng nguồn tài trợ từ vốn vay để hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG 1. Những điểm mạnh và điểm yếu
• Điểm mạnh:
Về cơ cấu nguồn vốn của công ty, công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh đa phần là từ chủ sở hữu và tăng thêm từ lãi chưa phân phối. Điều này giúp công ty không phải lo lắng đến việc trả nợ hàng tháng như khả năng thanh toán của công ty, có rủi ro trong kinh doanh hay không. Công ty đảm bảo được an toàn của mình trong tính thanh khoản. Nguyên nhân chính là, công cụ tài chính của công ty là phát hành thêm cổ phiếu hàng năm để bổ sung thêm nguồn vốn vào kinh doanh, giảm nợ vay.
Điểm mạnh thứ 2 của công ty là, khả năng thanh toán của công ty luôn tăng dần qua các năm, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty cao, khả năng thanh toán nhanh của công ty cao, cho nên việc trả nợ của công ty rất tốt, tiền và các khoản tương đương tiền nhiều, lượng dự trữ tiền và các tài sản khác lớn đáp ứng trong tính thanh khoản của công ty. Không có rủi ro, khả năng thanh toán luôn được đảm bảo.
Nổi bật điểm mạnh tiếp theo của công ty là doanh thu hàng năm luôn ở mức cao và có xu hướng tăng. Nguyên nhân là sự đầu tư của công ty gần đây đúng vào sản phẩm ngành thực phẩm đồ uống đặt biệt là cà phê và luôn đem lại hiệu quả cao.
Từ những điểm mạnh trên công ty còn có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt, việc dữ trữ ít hàng tồn kho sẽ giảm chi phí lưu kho và giảm rủi ro trong việc bảo quản.
• Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh của công ty như đã phân tích ở
trên, ta thấy công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế:
Điểm này vừa là điểm mạnh của công ty và cũng chứng tỏ điểm yếu của công ty, chính sách của công ty vẫn còn yếu kém nếu không biết sử dụng chính sách vay nợ để đạt được thêm lợi nhuận từ lá chắn thuế. Đồng thời, để gia tăng khả năng tự chủ tài chính của CTCP Vinacafe Biên Hoà tăng thêm công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của mình, giảm nợ vay hạn chế được bớt rủi ro trong kinh doanh khi điều kiện tài chính của công ty vẫn tốt, không đáng lo ngại.
Thứ hai là, lượng tiền dự trữ quá lớn, tính thanh khoản cao nhưng làm xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi nhiều.
2. Tình hình chung của công ty và một số giải pháp đề xuất
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty CP Vinacafe Biên Hoà không có gì đáng lo ngại, hoạt động kinh doanh thì cũng ngày càng đem lại kết quả cao.
Việc kinh doanh của công ty CP Vinacafe Biên Hoà những năm gần đây luôn đạt hiệu quả cao và ngày càng gia tăng. Từ những điểm yếu công ty mắc phải, đó cũng đều đóng vai trò là điểm mạnh của công ty nên không nhất thiết cần khắc phục, thay đổi hoàn toàn. Điều này phụ thuộc cao vào những người nắm giữ cổ phần lớn của công ty có chịu mạo hiểm, rủi ro để đem lại nhuận cao hơn cho mình hay không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Quản trị tài chính cao học, TS. Võ Văn Cần – Đại Học Nha Trang.
2. Giáo trình Tài Chính Doanh nghiệp, PGS.TS Phan Thị Cúc và các cộng sự. NXB Tài Chính – 2009.
3. Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà từ năm 2017 – 2019
4. Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Gạch Ngói Nhị Hiệp”, Nguyễn Thái Hậu, tháng 10 năm 2006.
5. Trang Web công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà: http//www.vinacafebienhoa.com
6. Trang Web http://www.cophieu68.vn
7. Trang Web http://www.vietstock.vn
8. Trang Web http://www.cafef.vn