Sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ, tích lũy chì (pb) và sự biểu hiện gen liên quan đến tính chịu chì (pb) của cây phát tài (dracaena sanderiana) (Trang 86 - 88)

5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

3.2.1.1.Sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài

Nồng độ Pb < 1000 ppm không làm ức chế sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài. Chiều cao cây tăng liên tục (từ 8,5 % đến 15,6%), cao hơn tại các thời gian khảo sát so với giai đoạn bắt đầu thí nghiệm và không có sự khác biệt so với cây đối chứng (cây không xử lý Pb tăng 8,9%) (p < 0,05) (hình 3.7a).

(a) Sự tăng trưởng chiều cao cây ở môi trường nhiễm Pb < 1000 ppm

(b) Sự tăng trưởng chiều cao cây ở môi trường nhiễm Pb ≥ 1000 ppm

Hình 3.7. Sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài theo thời gian ở các nồng độ Pb khác nhau. (a): Nồng độ < 1000 ppm; (b): Nồng độ ≥ 1000 ppm

(Các chữ cái trên các cột đồ thị khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05))

Nồng độ Pb ≥ 1000 ppm làm ức chế sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây ở các nồng độ 1000, 2000, 3000 và 4000 ppm chỉ đạt tương ứng là 3,7%; 1,4%, 1,8% và 0,06% so với chiều cao ban đầu (hình 3.7b) và giảm đến 58%, 84%, 80% và 99% so với cây đối chứng. Sự tăng trưởng chiều cao cây Phát tài bị ức chế mạnh ở nồng độ 4000 ppm. Ở nồng độ này, chiều cao cây gần như không thay đổi qua các thời gian khảo sát.

Hiện tượng nồng độ Pb càng tăng càng có tác động ức chế sự phát triển chiều cao cây cũng đã được chứng minh trên một số loài như Acalypha indica

Medicago sativa. Chiều cao cây Acalypha indicaMedicago sativa giảm từ 24% - 49% ở các nồng độ Pb 100, 200, 300, 400 và 500 ppm (Venkatachalam và ctv, 2017). Chiều cao cây chậm phát triển khi tiếp xúc với Pb có thể do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng và quá trình quang hợp bị ảnh hưởng (Gupta và ctv, 2009).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ, tích lũy chì (pb) và sự biểu hiện gen liên quan đến tính chịu chì (pb) của cây phát tài (dracaena sanderiana) (Trang 86 - 88)