5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
3.3.5.2. Trình tự gen Cyt-Cu/ZnSOD
Trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD trên cây Phát tài (Dracaena sanderiana) với kích thước 221 bp: GACACAACAAATGGATGCATGTCCACTGGACCTCATTTCAATCC TGCTGAAAAGGAACACGGGGCACCTGAGGATGAGAACCGCCATGCC GGTGATCTTGGAAATGTGACTGCTGCTGAGGATGGAACTGCTCCTATT AACGTTACTGACAACCAGATTCCACTCACTGGGCCAAATTCAATTGTT GGAAGGGCTGTTGTTGTCCATGCCGATCCGGATGA
Cho đến nay, nhóm gen SOD đã được phát hiện ở nhiều loài thực vật như
Arabidopsis thaliana, Musa acuminata, Sorghum bicolor, và Populus trichocarpa. Gen SOD gồm có 3 loại Cu/ZnSOD, FeSOD và MnSOD. Năm 2016, Feng đã xác định 9 gen SOD trên cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) (4 gen Cu/ZnSOD, 4 gen FeSOD và 1 gen MnSOD) (Feng và ctv, 2015). Năm 2019, 26 gen SOD đã được xác định từ bộ gen lúa mì, gồm 17 gen Cu/Zn-SOD, 6 gen Fe-SOD và 3 gen Mn-SOD (Jiang và ctv, 2019). Trên cây Phát tài, chưa có
công bố chính thức nào về trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD trên ngân hàng gen. Do đó, sử dụng trình tự các gen SOD trên những loài thực vật khác để làm cơ sở so sánh mức độ tương đồng. Kết quả cho thấy, mức độ tương đồng của đoạn gen
Cyt-Cu/Zn SOD ở cây Phát tài với một số cây trong chi cọ, măng tây lên đến 88%, độ che phủ 100% (hình 3.46).
Hình 3.46. Kết quả tìm kiếm trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD của cây Phát tài trên ngân hàng gen
Trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD trên cây Phát tài có sự tương đồng rất cao với một số loài đã được công bố trên ngân hàng gen như măng tây Asparagus officinalis, cọ dầu Elaeis guineensis, nho sương Vitis riparia, Vitis vinifera, Amborella trichopoda. Tuy vậy, vẫn có một số vị trí có các nucleotide khác biệt giữa vùng gen Cyt-Cu/Zn SOD của cây Phát tài so với các loài khác, tỷ lệ khác biệt khoảng 12 - 17% (hình 3.46).
Khi so sánh trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD trên cây Phát tài với cây măng tây
Asparagus officinalis và cây cọ dầu Elaeis guineensis, kết quả cho thấy các nucleotide khác biệt nằm rải rác trong toàn bộ vùng gen Cyt-Cu/Zn SOD, độ phân tán đồng đều. Tại mỗi điểm sai khác, số nucleotide
113
không vượt quá 03 (ba) nucleotide (hình 3.47). Kết quả này xác nhận rằng có sự hiện diện của gen Cyt-Cu/Zn SOD trên cây Phát tài, cặp mồi sử dụng cho phản ứng PCR khuếch đại trình tự gen là đặc hiệu.
Hình 3.47. Kết quả so sánh trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD trên Dracaena
sanderiana với trình tự gen của Elaeis guineensis và Asparagus officinalis
(Các vị trí nucleotide sai khác được biểu diễn bằng chữ màu đen có khung bên
ngoài. CYT: trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD của cây Phát tài; XM_010943475.3 và XM_010943477.2: Trình tự gen Cyt-Cu/Zn SOD cây Elaeis guineensis; XM_020399186.1, XM_020399187.1 và XM_020385384.1: Trình tự gen SOD cây Asparagus officinalis)