Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 78 - 80)

- Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao được mở rộng, số lượng các loại vụ án thụ lý mới theo trình tự phúc thẩm và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

3.1.1. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

lãnh đạo của Đảng và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đây là cấu phần quan trọng của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả. Do đó sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND là yếu tố quyết định. Đây là điều kiện tiên quyết để nền tư pháp phát triển đúng hướng, bảo đảm sự ổn định chính trị, giữ vững bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu đổi mới tổ chức bộ máy TAND là bảo đảm tinh gọn về cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng xét xử, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp cũng như uy tín của TAND với vai trò là cơ quan duy nhất được Hiến pháp trao thực hiện “quyền tư pháp”, xây dựng hệ thống TAND chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn

thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Việc đổi mới tổ chức bộ máy, hoạt động TAND phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng. Thể hiện trên các mặt sau:

Một là Đảng hoạch định và lãnh đạo thực hiện chiến lược, đường lối cải cách tư pháp. Đây là nội dung quan trọng nhất nằm trong cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cải cách tư pháp ở nước ta. Đảng đề ra đường lối, chiến lược, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và chế độ, chính sách cụ thể. Qua đó, chủ trương, đường lối của Đảng từ chỗ chỉ là những định hướng trở thành những giá trị phổ biến, bắt buộc, có tính pháp lý để các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan tư pháp tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm cho các nghị quyết của Đảng đối với công tác tư pháp được thực hiện có hiệu quả và đi vào đời sống xã hội. Đây là kết quả của việc cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng và có thể xem đó là công cụ gián tiếp để Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với công cuộc cải cách tư pháp.

Hai là, Đảng bố trí cán bộ của Đảng làm nòng cốt trong các Tòa án và lãnh đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp thanh liêm, chính trực, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông pháp luật được xác định là trọng tâm ưu tiên của Đảng trong quá trình cải cách tư pháp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.

Ba là, Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của TAND.

Kiểm tra, giám sát là cách thức để thực thi sự lãnh đạo của Đảng; bổ sung, kiểm định, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tăng cường giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đối với hoạt động tư pháp, Đảng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thông qua tổ chức đảng và cơ quan kiểm tra của Đảng; đồng thời, lãnh đạo các cơ quan dân

cử, tổ chức xã hội và người dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của TAND. Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cài cách hoạt động xét xử là trọng tâm; mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Định hướng trên nhằm đảm bào sự minh bạch, sự tôn trọng pháp luật, sự độc lập và tuân theo pháp luật của hoạt động xét xử, đồng thời tạo cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi từ yêu cầu thực tế thì cùng với sự đổi mới hệ thống Tòa án thì phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với hoạt động cải cách tư pháp nói chung, đổi mới hoạt động tổ chức của hệ thống tòa án cần có sự đổi mới nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của đảng nhưng không can thiệp làm mất đi tính độc lập của Tòa án khi thực hiện quyền tư pháp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)