Hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế trạm biến áp (6) (Trang 72)

a. Thoát nước sinh hoạt

Nước thải từ các bệ xí và tiểu sẽ được thoát thẳng xuống bể phốt bằng đường ống uPVC 60-110. Để tránh hiện tượng tắc đường ống, trên đường ống ngang trong khu WC có bố trí lỗ thông tắc, và thoát thẳng xuống bể phốt đặt ngầm dưới đất.

b. Hệ thống thoát nước bề mặt

Nước mưa mặt đường được thu bằng hệ thống hố ga hàm ếch bố trí bên cạnh cách trục đường giao thông trong trạm, nước mưa trên mái sẽ thoát theo các ống thoát nước đứng (uPVC), sau đó được thoát ra các hố ga xung quanh công trình và thoát ra hệ thống thoát nước xung quanh.

7.3 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Trong trạm nơi dễ xảy ra hoả hoạn là máy biến áp, nhà điều khiển và phân phối. Biện pháp sử dụng các phương tiện cứu hoả từ bên ngoài tới và phương tiện tại chỗ. Để thoả mãn hai yêu cầu trên ta có giải pháp cụ thể sau:

- Đường vào trạm rộng 6,0m đi xuyên qua giữa nhà điều khiển và sân phân phối tạo điều kiện xe ô tô ra vào thuận tiện, ngoài ra có đường và cổng phụ rộng 4,0m đảm bảo các điều kiện giao thông cho quá trình cứu hỏa.

- Trang bị bình bọt chữa cháy trong phòng ĐKPP.

- Có bể dầu thu dầu máy biến áp khi có sự cố, dung tích chứa của bể đảm bảo chứa được toàn bộ lượng dầu tràn từ 01 máy biến áp. Đường ống thoát dầu được thiết kế và lắp đặt đảm bảo thời gian thoát nhanh, chống được sự cố lan tràn.

- Do 2 máy biến áp đặt khá sát nhau, để ngăn chặn sự cố lan truyền từ máy này sang máy kia, giữa 2 máy xây dựng tường chống cháy: bề rộng = bề rộng của hố thu dầu, chiều cao > chiều cao của MBA.

- Xây dựng bể chứa nước PCCC với dung tích 200m3, nguồn nước lấy từ nguồn nước sinh hoạt của trạm.

- Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng nước với 1 bơm điện và 1 bơm diesel lưu lượng 72l/s ,chiều cao cột áp 80m. Sử dụng một bơm bù áp lưu lượng 1l/s có cột áp 90m và một bình tích áp dung tích 100l. Đường ống cấp nước PCCC sử dụng ống thép tráng kẽm 100 lắp nổi (trừ những đoạn qua đường giao thông). Tại vị trí cạnh MBA bố trí trụ chữa cháy 2 cửa.

7.4 HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT 7.4.1 Mục đích

- Nhằm giúp cho đội ngũ vận hành được an toàn, thuận tiện, giảm số lượng công nhân vận hành trong một kíp trực, tránh những thiệt hại về tài sản, thiệt hại về con người do sự xâm nhập bất hợp pháp của những người không có trách nhiệm và hướng tới trạm không có người trực.

- Trạm được trang bị hệ thống camara quan sát với tầm quan sát rộng, giám sát được mọi góc cạnh của trạm và thiết bị vận hành.

- Thiết bị lắp đặt là loại hiện đại tiên tiến, vận hành tin cậy, liên tục.

7.4.2 Phạm vi và vị trí lắp đặt

- Toàn trạm được trang bị 04 camara giám sát, 2 camara lắp đặt trên cột chiếu sáng ngoài trời tại 2 góc đối diện của trạm, 2 chiếc còn lại lắp đặt tại phòng điều khiển tầng 2 và phòng phân phối tầng 1.

- Camara được dùng là loại camara không định hướng với các tính năng kỹ thuật cao, độ phân giải hình ảnh lớn, khả năng zoom xa và tính năng chuyển chế độ ghi ảnh vào ban đêm.

7.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH TRẠM 7.5.1 hệ thống tổ chức

- Trạm trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Hà Nội

- Trạm được biên chế 15 người, trong đó có 1 trạm trưởng, 1 kỹ thật viên và các nhân viên vận hành trạm.

- Chế độ làm việc : Thực hiện chế độ trực 24/24h theo 3 ca 5 kíp.

7.5.2 Công tác quản lý vận hành

- Trạm có nhiệm vụ vận hành trạm đảm bảo an toàn, hiệu suất theo sự chỉ huy của điều độ của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Trung tâm điều độ miền Bắc (A1).

- Phát hiện các hư hỏng và cháy nổ để có biện pháp xử lý sơ bộ lập sổ nhật ký vận hành và chế độ báo cáo định kỳ lên cấp trên.

- Mọi sửa chữa, bảo hành định kỳ do đơn vị chuyên trách của Tổng công ty Điện lực Hà Nội phụ trách.

Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận

Sau một thời gian thực tập và làm làm khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy Đào Xuân Tiến và các thầy cô trong bộ môn Hệ thống điện tới nay đề tài “ Thiết kế trạm biến áp 110kV Từ Liêm “ đã cơ bản được hoàn thành các phần chính như sau :

- Xác định được nhu cầu phụ tải, hiện trang nguồn điện, chọn được MBA và nơi đặt trạm biến áp

- Tính toán và lựa chọn đường dây 110kV và 22kV cho trạm; tính toán ngắn mạch và tìm được các thông số cơ bản của trạm biến áp

- Từ sơ đồ nối điện chính đã tính toán và chọn được các khí cụ điện cho trạm biến áp 110kV Từ Liêm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Tính toán được hệ thống điện tự dùng và các hệ thống phụ trợ cho trạm biến áp như hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ

- Tính toán và lựa chọn được các phương án bảo vệ như chống sét, bảo vệ rơ le, nối đất

2. Kiến nghị

- Dự án cần được triển khai trong năm 2016 để đảm bảo cung cấp điện cho khu vực quận bắc Từ Liêm

- Do thời gian thực tập còn hạn chế và ít kinh nghiệm trong tính toán thiết kế nên trong quá trình tính toán và lựa chọn thiết bị trong trạm biến áp còn nhiều hạn chế, nhiều thiết bị còn chưa tối ưu nhất

- Do thời gian thực tập còn hạn chế và khả năng chưa cho phép nên chưa thể hoàn thiện đầy đủ đề tài. Đề tài cần bổ sung thêm một số phần như phần tổng dự toán công trình, thống kê vật liệu, thiết bị … để đề tài được hoàn thiện hơn

- Cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về rơle số, các loại rơle mới để có thể đưa ra các phương án bảo vệ được tốt hơn

- Do thời gian làm đồ án còn hạn chế và trình độ chuyên môn còn thấp nên đồ án không tránh khỏi những thiếu xót rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn

- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Đào Xuân Tiến đã hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Hệ thống điện, các cán bộ công ty cổ phần tư vấn điện 1 và toàn thể bạn bè lớn Kỹ thuật điện khóa 56 đã đóng góp ý kiến và tư vấn để em hoàn thiện đề tài này

Tài liệu tham khảo

1. Đào Quang Thạch ,Phạm Văn Hòa - Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp – NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội

2. Hoàng Việt - Kỹ thuật điện cao áp – NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh 2005

3. Lã Văn Út - Ngắn mạch trong hệ thống điện – NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội 2009

4. Lê Văn Doanh - Kỹ thuật chiếu sáng – NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội 2000

5. Ngô Hồng Quang - Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện – NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội 2007

6. Nguyễn Ngọc Kính , Nguyễn Văn Sắc - Mạng điện nông nghiệp – NXB giáo dục 1998

7. Trần Bách - Mạng điện và hệ thống điện - MXB khoa học kỹ thuật Hà Nội 2002

8. Trần Đình Long – Bảo vệ các hệ thống điện – NXB giáo dục Hà Nội 1990 9. Vũ Hải Thuân - An toàn điện – NXB Nông Nghiệp Hà Nội 2007

10. Vũ Hải Thuận - Cung cấp điện cho khu công nghiệp và khu dân cư – NXB Nông Nghiệp Hà Nội 2008

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế trạm biến áp (6) (Trang 72)