7. Kết cấu luận văn
1.3.5. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên:
Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm đạt chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Bởi vì trong đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên là ngƣời hƣớng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Một nguyên tắc của việc bồi dƣỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Cho nên, giảng viên phải là ngƣời có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối
17
với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có nhƣ vậy công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện mới thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
1.3.6. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng:
Sử dụng và quản lý ngân sách dành cho đào tạo, bồi dƣỡng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dƣõng. Nguồn kinh phí đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng cần đào tạo, bồi dƣỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng nhƣ cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Ngƣợc lại, nếu nguồn ngân sách đƣợc sử dụng sai mục đích, lãng phí không những vi phạm quy định của Nhà nƣớc về quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện mà còn ảnh hƣởng tới quyền lợi chính đáng của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện về nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng.
1.3.7. Hội nhập và toàn cầu hóa:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đối với khu vực hành chính công nói riêng. Vì vậy, yêu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm công chức đảm nhận. Tiếp cận chiến lƣợc, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phát triển cán bộ lãnh đạo, quản lý của các nƣớc tiên tiến, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hành chính công là rất cần thiết. Qua đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trƣởng thành, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới, nâng cao chất lƣợng công tác hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
18
Tiểu kết chƣơng 1
Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện nói riêng là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Chƣơng I này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Trong đó đi sâu vào các khái niệm, thuật ngữ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo pháp luật Việt Nam; quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức; mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng; pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, các nội dung điều chỉnh đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện.
19
Chƣơng 2:
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
2.1.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế, phía Đông đƣợc giới hạn bởi Biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Salavan và tỉnh Sêkông nƣớc bạn Lào, phía Nam giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nƣớc và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lƣợc rất quan trọng, nằm trên trục giao thông xuyên Bắc - Nam trục quốc lộ 1A; trục đƣờng sắt xuyên Việt; đƣờng Hồ Chí Minh và trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam; đồng thời là một trong những cửa ngõ chính thông ra biển Đông; có cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, cảng nƣớc sâu Chân Mây “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất. Thừa Thiên Huế có chung đƣờng biên giới dài hơn 87 Km với nƣớc bạn Lào và thông quan qua cửa khẩu A Đớt; có bờ biển dài 128 Km với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích gần 22 nghìn ha, thuộc vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vị trí của vùng ven bờ có tầm quan trọng
20
trong khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh [Kèm theo phụ lục 6].
Với vị trí địa lý nhƣ trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lƣu, hợp tác phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và quốc tế.
Dƣới sự tác động của các quá trình hình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển khá dài hàng trăm triệu năm. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 5.027,3 km2, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tiềm năng, thế mạnh về biển, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dƣới 1/4 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Khí hậu mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nƣớc ta, là một trong những trung tâm mƣa vào loại lớn ở nƣớc ta, mùa hè lại gây ra khô nóng, hạn hán kéo dài làm khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp.
Nhìn chung tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ hệ sinh thái Bắc Nam, là vùng đất có cả đồi núi, đồng bằng, sông nƣớc và biển cả tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo nổi tiếng nhƣ sông Hƣơng, núi Ngự, Thiên Thai, Bạch Mã, Hải Vân, Cảnh Dƣơng, Túy Vân, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là động lực thúc đẩy để phát triển kinh tế mũi nhọn chính là du lịch, dịch vụ sản xuất hàng hóa, đồng thời tạo thế liên kết, mở rộng với các tỉnh và trong khu vực.
21
2.1.1.2. Về lịch sử - kinh tế - văn hóa xã hội
Về truyền thống lịch sử: Tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân có vị trí khá quan trọng, từng là địa bàn cƣ trú của những cộng đồng cƣ dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, quá trình phát triển đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dƣới 13 triều vua Nguyễn. Trong nhiều thế kỷ, nhiều tinh hoa của cả nƣớc đã đƣợc chắt lọc, hội tụ về đây, hun đúc nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc điểm này cần đƣợc nhìn nhận sâu sắc, xem nhƣ một đặc thù, lợi thế so sánh trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế của thế giới nói chung và của cả nƣớc nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng tỉnh vững kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hƣớng tăng trƣởng xanh và bền vững, kinh tế tri thức, kinh tế tiếp tục có mức tăng trƣởng khá, bình quân đạt 7,19%/năm, thu ngân sách nhà nƣớc đạt gần 8.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1.820 USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt giai đoạn 2016 - 2020 ƣớt đạt 4.698 triệu USD, tăng bình quân 13,72%/năm. Tổng số đầu tƣ toàn xã hội 106.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân 11%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng, ƣớc đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ trong GRDP đạt 49,45%, công nghiệp - xây dựng đạt 32,61%, nông nghiệp đạt 9,79%.
Về văn hóa - xã hội: Chú trọng xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, giữ vững bản sắc văn hóa Huế; nhiều chƣơng trình, đề án, cuộc vận động, hoạt động triển khai hƣớng đến mục tiêu xây dựng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, “xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn”. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; hệ thống di tích lịch sử, văn hóa cách mạng và
22
các danh lam thắng cảnh đƣợc giữ gìn và tôn tạo. Hoạt động văn hóa, lễ hội tổ chức sôi động, đa dạng và phong phú; các kỳ Festival tổ chức ngày càng quy mô, chuyên nghiệp, mang tầm quốc gia, quốc tế đã góp phần phát triển du lịch, quảng bá nâng cao vị thế văn hóa Huế.
Về lĩnh vực y tế: Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến cơ sở đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, gồm 9 bệnh viện chuyên khoa; 9/9 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; 148/152 trạm y tế xã, phƣờng. Y tế dự phòng đƣợc tăng cƣờng (tiêm chủng mở rộng đạt 95%), đã ngăn chặn đƣợc các dịch bệnh nguy hiểm.
Các thiết chế của trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tiếp tục đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại; Bệnh viện Trung ƣơng Huế là đơn vị hạt nhân cùng với Bệnh viện Y dƣợc Huế đã triển khai nhiều kỹ thuật cao về chuẩn đoán và điều trị chuyên sâu, tiên tiến trong nhiều lĩnh vực, xứng tầm là y tế chuyên sâu của cả nƣớc.
Về lĩnh vực giáo dục: Hệ thống trƣờng học, lớp học đƣợc đầu tƣ khang trang, cơ sở vật chất trang thiết bị đƣợc tăng cƣờng có 364/585 trƣờng đạt chuẩn quốc gia; có 498 trƣờng mầm non và phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục, đạt 85,13%. Chất lƣợng giáo dục của các cấp, bậc học đƣợc nâng lên; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ngày càng cao; học sinh đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng; nhiều học sinh đạt thủ khoa, á khoa, đạt giải cao trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế.
Về công tác an sinh xã hội: Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 67%; hàng năm tạo việc làm mới cho 16.700 lao động. Các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo đƣợc thực hiện lồng ghép với nhiều chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 4%.
23
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kinh tế Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều khó khăn, quy mô kinh tế còn nhỏ; chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả và sức cạnh tranh chƣa cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn mức bình quân chung của cả nƣớc. Môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tƣ lớn. Hoạt động liên kết vùng chƣa thực sự hiệu quả. Ngành du lịch - dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Ngành công nghiệp quy mô sản xuất nhỏ; thiếu các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp vẫn hạn chế; các vùng sản xuất chuyên canh, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trang trại... chƣa đƣợc triển khai trên diện rộng. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế trong quá trình đổi mới, hội nhập còn lúng túng, khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy có đƣợc tăng cƣờng song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ở một số địa phƣơng, ngành còn bộc lộ những yếu kém khuyết điểm, có bộ phận, lĩnh vực còn trì trệ, kém hiệu quả. Nhiều vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chậm đƣợc khắc phục; trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Một số bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh có đạo đức, trình độ, năng lực thực tế còn hạn chế, chƣa gƣơng mẫu tu dƣỡng, học tập, rèn luyện và công tác, giảm ý chí chiến đấu, có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống; một số ít có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Tóm lại, tất cả những yếu tố trên có phần nào ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, tỉnh Thừa Thiên Huế.
24
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Thừa Thiên Huế [31]
2.1.2.1. Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
Cấp ủy tỉnh có 53 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ 08 đồng chí, chiếm 15,09%; cán bộ dân tộc thiểu số 02 đồng chí, chiếm 3,77%
Cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 167 đồng chí, trong đó nữ 21 đồng chí, chiếm 12,57%; cán bộ dân tộc thiểu số 01 đồng chí, chiếm 0,59%.
Cán bộ các đảng ủy cấp trên cơ sở diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 176 đồng chí, trong đó nữ 12 đ/c, chiếm 6,81%.
Cán bộ cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 61 đồng chí, trong đó nữ 11, chiếm 6,71%
Đội ngũ cán bộ cơ quan Đảng, đoàn thể: Cán bộ, công chức, viên chức Khối cơ quan Đảng và đoàn thể chính trị - xã hội toàn tỉnh hiện có là 998 ngƣời Đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Nhà nƣớc: Cán bộ, công chức Khối các cơ quan Nhà nƣớc toàn tỉnh hiện có là 2.545 ngƣời
Đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp: Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp toàn tỉnh hiện có là 25.611 ngƣời
Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phƣờng, thị trấn: Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phƣờng, thị trấn toàn tỉnh hiện có là 3.266 ngƣời. Trong đó, số cán bộ chuyên trách do bầu cử có 1.586 ngƣời, chiếm 48,56% và số công chức chuyên môn có 1.680 ngƣời, chiếm 51,43%
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn đƣợc