Quản lý trật tự xây dựng ở một số đô thị trong nƣớc và giá trị tham

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 43)

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

1.4.Quản lý trật tự xây dựng ở một số đô thị trong nƣớc và giá trị tham

tham khảo cho Thị xã Buôn Hồ

1.4.1. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở một số địa phương trong nước

- Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng ở Thành phố Đà Nẵng: Là một đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng và là trung tâm kinh tế - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, Đà Nẵng đã trở thành

một điểm đến để các địa phƣơng tham quan và học hỏi quá trình phát triển và quản lý trật tự xây dựng. Đà Nẵng đã mạnh dạn xây dựng một cơ chế quản lý xây dựng phù hợp với địa phƣơng nhƣ thành lập Đội kiểm tra quy tắc đô thị Quận, huyện; tổ kiểm tra quy tắc đô thị phƣờng (Quyết định số 4307/QĐ- UBND, ngày 07/8/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng, về việc ban hành đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận, huyện và Tổ Kiểm tra quy tắc đô thị phƣờng); có nhiều chế độ ƣu đãi để thu hút ngƣời tài, ngƣời có năng lực vào công tác tại các cơ quan nhà nƣớc nên việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc trên tất cả mọi mặt đều đạt kết quả cao trong đó có công tác quản lý trật tự xây dựng; công tác lập quy hoạch đƣợc quan tâm đầu tƣ, các đồ án quy hoạch mang tính khả thi cao, đáp ứng đƣợc định hƣớng kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phƣơng; công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đƣợc thực hiện quyết liệt, đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa nhà nƣớc và ngƣời dân; các công trình nhà ở chung cƣ dành cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách đƣợc đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc xóa bỏ các khu ở “ổ chuột” trong thành phố, tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, xanh – sạch đẹp. Đây là kinh nghiệm của Đà Nẵng mà các địa phƣơng cần nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp.

- Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng ở thành phố Buôn Ma Thuột: Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột luôn chú trọng công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ (ban hành kèm theo Quyết định sổ 02/2013/QĐ-UBND, ngày 28 /11/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phổ Buôn Ma Thuột về việc Ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột). Quy chế này quy định trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp trong việc

kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố. Quy chế quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, phƣờng; trách nhiệm của Đội trƣởng Đội thanh tra xây dựng số 1; Trách nhiệm của Trƣởng phòng Quản lý đô thị; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đƣợc giao nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị; các hoạt động phối hợp giữa phòng Quản lý đô thị, Đội thanh tra xây dựng số I với UBND xã, phƣờng. Ngay sau khi Quyết định đƣợc ban hành, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp trong việc bảo đảm về trật tự xây dựng; hạn chế đến mức thấp tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn, qua đó tình hình trật tự xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn từ năm 2015 – 2018, tổng số công trình xây dựng đã qua kiểm tra là 2.865 trƣờng hợp; số công trình vi phạm 700/2.865 chiếm tỷ lệ 24,4%. Các công trình vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất ở nhƣng chƣa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, một số công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất đã quy hoạch vào các hạng mục khác... tập trung ở các phƣờng vùng ven thành phố nhƣ Phƣờng EaTam, Tân Lợi, Thành Nhất, Tân An, Tân Thành...Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ là 73/700 trƣờng hợp vi phạm chiếm tỷ lệ 10,42% đối với các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất đã quy hoạch,... số công trình bị cƣỡng chế là 37/700 chiếm tỷ lệ 5,2% các công trình này xây dựng trên đất nông nghiệp thuần túy, đất quy hoạch, vi phạm chỉ giới đƣờng đỏ; hành lang suối, hành lang cây xanh. Ngoài các biện pháp trên còn áp dụng các biện pháp khác nhƣ: Vận động tự tháo dỡ, ngừng cung cấp dịch vụ điện, nƣớc, tạm giữ vật liệu, dụng cụ phục vụ cho việc xây dựng công trình trái phép, cấm các phƣơng tiện vận chuyển, chở vật tƣ, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân phƣờng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 393/700 trƣờng hợp vi phạm chiếm tỷ lệ 56,14%. Cũng theo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, trong thời gian tới,

UBND thành phố sẽ kiên quyết thực hiện kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, triệt để. Cùng với đó, UBND thành phố thực hiện công tác tổ chức, luân chuyển cán bộ, xây dựng quản lý trật tự xây dựng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. (Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố thành phố Buôn Ma Thuột)

1.4.2. Giá trị tham khảo cho thị xã Buôn Hồ

Trên cơ sở nghiên cứu kết quả về quản lý trật tự xây dựng của các địa phƣơng đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số giá trị tham khảo về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhƣ sau:

Một là, Nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng, triển khai đến ngƣời dân một cách thƣờng xuyên, liên tục; qua đó, nâng cao ý thức của ngƣời dân về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng chính quyền, phổ biến pháp luật đến toàn thể nhân dân.

Hai là, có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách quản lý trật tự xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao tham gia lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng; vận động, thu hút lực lƣợng ở cơ sở, ngƣời dân tham gia cùng với lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng đô thị nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vị xây dựng trái phép, không phép gây ảnh hƣởng trật tự xây dựng, mỹ quan đô thị.

Ba là, rà soát, xây dựng đồ án quy hoạch đảm bảo tính khả thi, tổ chức công bố, công khai quy hoạch đƣợc duyệt trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; làm tốt công tác cắm mốc, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch đảm bảo thời gian quy định.

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự xây dựng nhất là trong lĩnh vực cấp phép xây dựng; tăng cƣờng công tác cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4; từng bƣớc rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng.

Năm là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu địa phƣơng, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng; có cơ chế khen thƣởng, xử lý kỷ luật kịp thời. Định kỳ rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa các lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng ở các cấp, thanh tra xây dựng trong công tác phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thông qua những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đã đƣợc trình bày ở Chƣơng 1, có thể thấy: Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là một lĩnh vực khoa học quản lý chuyên ngành có tính tổng hợp đƣợc triển khai đồng bộ trên cơ sở pháp luật và các quy định của Nhà nƣớc về quản lý về trật tự xây dựng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là góp phần xây dựng nƣớc ta hiện đại, văn minh, phát triển bền vững.

Công tác quản lý trật tự xây dựng là một công việc khó khăn, phức tạp. Muốn quản lý tốt chúng ta phải có đƣợc nhận thức đầy đủ về những vấn đề lý luận chung của trật tự xây dựng và quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng. Đây là cơ sở, là căn cứ khoa học hết sức quan trọng để trên cơ sở đó chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý về trật tự xây dựng của chính quyền thị xã một cách khoa học, logic. Qua đó có thể đƣa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực này trên thực tiễn một cách hiệu quả.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY

DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các điều kiện khác của thị xã Buôn Hồ ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng của thị xã

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Buôn Hồ đƣợc thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phƣờng trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Thị xã Buôn Hồ có tổng diện tích tự nhiên 28.252 ha chiếm hơn 2% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk, dân số 101.554 ngƣời, thị xã có 12 đơn vị hành chính (7 phƣờng gồm: An Bình, Đạt Hiếu, Bình Tân, An Lạc, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất, và 5 xã: Ea Siên, Ea Blang, Ea Đrông, Bình Thuận, Cƣ Bao) với 149 thôn, buôn, tổ dân phố trong đó có 45 thôn, buôn, tổ dân phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, toàn thị xã có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 29,4% dân số.

- Vị trí địa lý: Thị xã Buôn Hồ nằm về phía Bắc của tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 40km, là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh, có hệ thống đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, Quốc lộ 29 đi qua; cụ thể:

+ Phía Bắc: Giáp huyện Krông Búk.

+ Phía Đông: Giáp huyện Ea Kar và huyện Krông Năng. + Phía Tây: Giáp huyện Cƣ Mgar.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

- Địa hình: Thị xã Buôn Hồ nằm ở độ cao khoảng 650 - 700m, địa hình đồi dốc thoải, chia cắt nhẹ, thấp dần từ Bắc xuống Nam, có 2 dạng địa hình chính:

+ Địa hình đồng bằng: Tập trung dọc hai bên Quốc lộ 14 có cao độ trung bình 600 – 700 m, thấp dần về phía Đông.

+ Địa hình đồi dốc: Tập trung ở khu vực phía Tây của thị xã, chia cắt nhẹ, cao độ trung bình 650 – 750m. Địa hình thấp dần về phía Đông. Hiện nay phần lớn diện tích trồng cà phê, cao su, cây hàng năm.

- Thổ nhƣỡng: Diện tích đất đỏ Bazan phì nhiêu, màu mỡ nằm trên địa hình cao từ 600 đến 800m. Ngoài ra, trên địa bàn còn có đất vàng đỏ trên phiến sét, đất vàng trên đá cát, đất nâu vàng trên đá Bazan và đất dốc tụ thung lũng.

- Khí hậu: Thị xã Buôn Hồ mang đặc tính của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,4oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm 92% lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 (255mm/tháng). Lƣợng mƣa trung bình năm 1518mm. Lƣợng mƣa cao nhất là 1890mm, thấp nhất là 1191mm. Mùa mƣa đảm bảo đủ nƣớc cho các loại cây trồng phát triển, tuy nhiên ở những khu vực có độ dốc lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chiếm 8% lƣợng mƣa cả năm, nhiều năm không có mƣa. Độ ẩm không khí thấp, lƣợng bốc hơi lớn làm cho mức độ khô hạn càng trở nên khốc liệt. Độ ẩm không khí trung bình năm 85% (Độ ẩm không khí trung bình năm cao nhất 95% và thấp nhất 70%). Hƣớng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam (mùa mƣa) và Đông Bắc (mùa khô).

- Thủy văn: Nguồn nƣớc trên địa bàn nhìn chung khá ổn định, rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây công nghiệp và cây lƣơng thực.

Về nguồn nƣớc mặt: Thị xã Buôn Hồ có nhiều suối và hợp thủy tƣơng đối đều giữa các khu vực, dòng chảy phân bố không đều. Nguồn nƣớc phân thành hai mùa: mùa mƣa từ tháng 8 -11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7

năm sau. Lƣợng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm 20-25% tổng lƣợng dòng chảy cả năm, nên khai thác phục vụ sản xuất rất hạn chế.

Các suối chính gồm: suối Krông Búk bắt nguồn từ độ cao 700-800m chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, lòng suối rộng khoảng 10m, hiện nay đã xây dựng đập thủy lợi Buôn Trinh, với năng lực tƣới cho 150 ha cà phê. Ngoài ra có các suối nhỏ, ngắn, lƣu lƣợng thấp, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Hình 2.2. Thác Drai Êgar (thác Buôn Tring), phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ

Về nƣớc ngầm: Độ dày tầng chứa nƣớc biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm dần từ Bắc xuống Nam. Mực nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nƣớc mặt ở những vùng khó khăn.

Từ những điều kiện tự nhiên phân tích ở trên, có thể thấy rằng thị xã Buôn Hồ có rất nhiều thuận lợi nhƣ: Nằm trong vùng kinh tế Tây Nguyên, có hệ thống giao thông kết nối với vùng Duyên hải Nam Trung bộ; gần trung tâm kinh tế của vùng Tây Nguyên là thành phố Buôn Ma Thuột. Thị xã Buôn Hồ có khí hậu tốt, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, nƣớc, tài nguyên du lịch…) đa dạng, phong phú là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế nhƣ thƣơng mại, dịch vụ du lịch, nông nghiệp tạo động lực phát triển đô thị. Với quỹ đất dồi dào rất thuận lợi cho việc phát triển đô thị cũng nhƣ phát triển các vùng nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nkinh tế xã hội của thị xã. Địa hình đa dạng với cảnh quan đẹp thuận lợi cho xây dựng một đô thị miền núi mang nét đặc trƣng riêng, góp phần tạo diện mạo đô thị vùng Tây Nguyên. Vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp cây công nghiệp, cây ăn trái, cây lƣơng thực, chăn nuôi tạo động lực phát triển nông nghiệp sinh thái và định hƣớng phát triển cho ngành du lịch nông nghiệp. Có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên: Rừng thông – sông - hồ – thác nƣớc,... để xây dựng thƣơng hiệu riêng và điểm đến hấp dẫn của thị xã Buôn Hồ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, điều kiện tự nhiên của thị xã Buôn Hồ cũng có những khó khăn nhất định làm ảnh hƣởng đến công tác trật tự xây dựng nhƣ: diện tích rộng, địa hình dốc và có nơi bị chia cắt bởi sông, suối……. ảnh hƣởng tới công tác QLNN về TTXD.

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Thực trạng kinh tế

Giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, nền kinh tế của thị xã liên tục có tốc độ tăng trƣởng khá về giá trị sản xuất; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 43)