Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31)

thủy lợi của các địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có tổng số 262 công trình thủy lợi. Trong đó, có 250 công trình được phân loại theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP (Đập, hồ chứa lớn: 43 công trình, Đập, hồ chứa vừa: 133 công trình, Đập, hồ chứa nhỏ: 74 công trình). Tổng diện tích phục vụ tưới hàng năm khoảng 39.678,02 ha cây trồng các loại, ngoài ra các công trình này còn có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho các trung tâm xã và thị trấn. Hiện nay, UBND tỉnh Đắk Nông đã phân cấp cho Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Nông (Công ty thủy lợi Đắk Nông) quản lý, khai thác 234 công trình, UBND cấp huyện quản lý 16 công trình. Phần lớn các công trình được giao cho Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước quản lý, khai thác. Từ ngày các công trình được phân cấp cho Công ty thủy lợi Đắk Nông quản lý thì các công trình này được quản lý và bảo vệ tốt, kịp thời phát hiện và xử lý những hư hỏng xuống cấp, đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Đối với các công trình do UBND cấp huyện quản lý ngày càng xuống cấp do thiếu cán bộ chuyên môn và kinh phí sửa chữa, nâng cấp.

Mặt khác, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được đầu tư xây dựng từ lâu, nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp, chưa đồng bộ, trong khi nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa còn rất hạn chế. Hạ tầng thủy lợi trêm địa bàn toàn tỉnh chưa đồng bộ, hạn chế về kỹ thuật, thiết bị, vật tư phục vụ quan trắc, giám sát hồ đập hầu như chưa được trang bị, lắp đặt, tài liệu và số liệu phục vụ tính toán thiết kế nghèo nàn dẫn đến khả năng áp dụng Quy trình vận hành điều tiết, số liệu phục vụ kiểm định,… rất khó khăn. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã tồn tại từ rất lâu và chưa có giải pháp xử lý một cách triệt để.

Để khắc phục những hạn chế về trình độ quản lý, ý thức cũng như phương pháp sử dụng, quản lý các công trình thủy lợi thì các đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh đã tập trung vào yếu tố con người và đặt yếu tố con người lên hàng đầu, cụ thể: tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn cho những người làm quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Các cấp chính quyền cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trong quản lý cũng như sử dụng các công trình thủy lợi. Các ngành chức năng, các huyện, thành phố cũng như các xã đều được nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ thủy nông ở cơ sở, đồng thời tiến hành rà soát các công trình thủy lợi sau đầu tư chưa có hợp tác xã, tổ quản lý, làm rõ những công trình còn hoạt động tốt, hư hỏng, không hoạt động để có giải pháp khắc phục.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai

Tính đến 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây dựng được 352 công trình thủy lợi kiên cố (có 08 công trình đang xây dựng mới, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2020) có tổng năng lực thiết kế tưới cho 67.411,0 ha cây trồng các loại. Ngoài ra, hệ thống công trình thủy lợi đã góp

nhà máy nước để cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phát điện, nuôi trồng thủy sản, …Về các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh: ở cấp tỉnh: chi cục Thủy lợi là đơn vị quản lý nhà nước, tham mưu giúp Sở NN & PTNT, Giám đốc sở NN & PTNT, ở cấp huyện: phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn cấp huyện, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và ở cấp xã: cán bộ giao thông - xây dựng- thủy lợi tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước về thủy lợi.

Hiện nay, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh phân cấp cho: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi quản lý (doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu) quản lý khai thác các công trình thủy lợi vừa và lớn trong tỉnh gồm 38 công trình thủy lợi lớn và vừa. Các công trình còn lại được phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý, khai thác và một số đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra còn có các công ty, doanh nghiệp quốc doanh (cao su, chè, cà phê..) quản lý khai thác các công trình do công ty, đơn vị đầu tư xây dựng.

- Về nhân lực: công ty thủy lợi Gia Lai và Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện Krông Pa, Trạm quản lý thủy nông KBang, Đội quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện Ia Grai là cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, trình độ cán bộ về quản lý khai thác công trình thủy lợi, còn lại bộ máy quản lý thực hiện công tác chuyên môn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh còn yếu và thiếu, nhiều đơn vị không có cán bộ chuyện môn thủy lợi. - Về công tác vận hành, quản lý khai thác công trình thủy lợi: đa số các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng từ lâu, thiếu đồng bộ, hệ thống kênh mương dài, chưa hoàn chỉnh. Kinh phí bố trí cho công tác sửa chữa, nâng cấp chưa đáp ứng nhu cầu, chưa kịp thời, nguy cơ mất an toàn cho các công trình

trong mùa mưa lũ nhất là tại các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý. Ý thức của người dân còn hạn chế nên vẫn còn xảy ra tình trạng lấy cắp trang thiết bị, lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình, việc tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Các cấp chính quyền điạ phương có nơi thực hiện chưa tích cực, còn ngại đụng chạm tới dân nên xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm trong quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi. Một số chủ đập còn chưa thực hiện đảm bảo các quy định về Quản lý an toàn đập, phương án bảo vệ công trình thủy lợi, Kiểm định an toàn đập; Phương án phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; Cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập và vùng phụ cận lòng hồ. Nguyên nhân do thiếu kinh phí thực hiện hoặc do chủ đập chưa cân đối được kinh phí.

Để khắc phục những hạn chế trên, Sở NN &PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thành lập, kiện toàn đơn vị quản lý công trình thủy lợi theo quy định của Luật thủy lợi năm 2017, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thủy lợi. Các cấp chính quyền cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trong quản lý cũng như sử dụng các công trình thủy lợi. Đề nghị Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở khu vực cần ưu tiên cho các loại cây trồng cạn chủ lực và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính có hướng dẫn việc hỗ trợ hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo quy định của Nghị định số 77/2018/NĐ-CP đồng thời quan tâm và kịp thời bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm đảm bảo an toàn công trình và phát huy hiệu quả

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là một trong những chức năng quan trọng của NN nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh này cũng như thiết lập được các trật tự pháp lý hướng các đối tượng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL.

Trong chương này, luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL cụ thể luận văn đã làm rõ một số khái niệm về CTTL, CTTL lớn và vừa, khai thác CTTL, bảo vệ CTTL, QLNN, QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Luận văn cũng đã phân tích vai trò của CTTL, vai trò QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Tiếp đến luận văn đã trình bày nội dung QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL cũng như chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Trong chương I luận văn cũng đã liệt kê kinh nghiệm QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL của một số địa phương trên cả nước cụ thể là của tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai. Với những cơ sở lý luận đó sẽ là cơ sở nền tảng cho việc nêu lên bức tranh toàn cảnh công tác quản lý nhà về khai thác và bảo vệ CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL ở chương III.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm khu vực trung tâm của vùng Tây Nguyên diện tích tự nhiên hơn 13.000 km, dân số 1.872.574 người, gồm 47 dân tộc sinh sống. Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, có tọa độ địa lý như sau:

Vị trí địa lý tỉnh Đắk Lắk nằm trong khoảng: Từ 12°14"22" đến 13º29'02" vĩ độ Bắc. - Từ 107°29'06" đến 10859'55" kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai và Phú Yên; Phía Nam giáp tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng; Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có cao độ địa hình dao động từ 400 m-800 m so với mực nước biển. Hướng dốc chính thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc với 4 dạng địa hình chỉnh: địa hình vùng núi; địa hình cao nguyên Buôn Ma Thuột – MĐrắk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột.

Tỉnh Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày đặc với 2 hệ thống sông lớn chảy qua đó là hệ thống sông Sêrêpốk - Ia H’Leo và hệ thống sông Ba. Sông Sêrêpốk là chi lưu cấp I của sông Mê Kông có các nhánh chính là Krông Nô, nhánh Krông Na và sông Ia H’Leo, diện tích lưu vực nằm trong địa phận tỉnh

có diện tích toàn lưu vực 13.417 km2, có 2 nhánh ở thượng nguồn chảy qua phía Đông và Đông Bắc của tỉnh là nhánh Krông H’năng và nhánh sông Hinh, diện tích lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Đắk Lắk 1.323 km2, chiếm 10,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 75-90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn, tới tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, trong thời gian này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra. Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của tỉnh chủ yếu nằm ở phía Tây của dãy Trường sơn nên phần lớn chịu tác động chủ yếu của khí hậu Tây Trường Sơn, chỉ có phần phía Đông và Đông Bắc tỉnh là huyện Krông Năng, Ea Kar và MĐrắk là chịu ảnh hưởng của khí hậu trung gian giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn. Lượng mưa bình quân nhiều năm dao động từ 1.446-2.074 mm.

Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình; chế độ mưa theo mùa là một trong những yếu tố đặc thù gây ra nhiều loại hình thiên tai hàng năm trên địa bàn tỉnh.

2.1.1.2 Số lượng CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có tổng số 785 CTTL (118 đập dâng; 57 trạm bơm và 610 hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 650 triệu m3). Diện tích tưới trực tiếp từ CTTL 150.116 ha (tưới lúa Đông Xuân 37.184 ha, tưới lúa Mùa 50.466 ha, tưới cà phê 58.306 ha, tưới hoa màu và cây khác 4.160 ha).

Trong tổng số 785 CTTL nêu trên, các đập dâng và các trạm bơm đều là các CTTL nhỏ. Với 610 hồ chứa các loại, căn cứ định nghĩa đã nêu tại chương I, cũng như QĐ số 1821/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành danh mục hồ chứa nước thủy lợi lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì có 64 hồ chứa nước lớn, 239 hồ chứa nước vừa, 297 hồ chứa nước nhỏ, số còn lại không phân loại (do quá nhỏ) là 85 hồ.

Các CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện được phân cho nhiều đối tượng quản lý khai thác, bao gồm Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk, các Tổ chức thủy lợi cơ sở trực thuộc UBND cấp huyện, các công ty TNHH MTV Cà phê, Cao su, các đơn vị sự nghiệp, Công an, Quân đội. Trong luận văn này, tác giả xin phân thành 02 nhóm đối tượng quản lý khai thác, đó là: Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk quản lý 340 công trình các loại và các tổ chức còn lại là 445 công trình.

2.1.1.3 Hiện trạng công trình

a. Các công trình do các Tổ chức thủy lợi cơ sở trực thuộc UBND cấp huyện, các công ty TNHH MTV Cà phê, Cao su, các đơn vị sự nghiệp, Công an, Quân đội quản lý

Tổng số công trình do các tổ chức này quản lý là 445 công trình các loại, trong đó có 21 công trình lớn, 93 công trình vừa và 329 công trình nhỏ và công trình không được phân loại. Do công trình xây dựng đã lâu, tiêu chuẩn thiết kế, thi công lạc hậu, công tác quản lý vận hành còn hạn chế do vậy đến nay hầu hết đã bị xuống cấp theo nhiều cấp độ khác nhau (trừ các công trình mới được đầu tư sửa chữa nâng cấp), cụ thể như sau:

Hồ chứa: hầu hết lòng hồ đều chưa cắm mốc ranh giới bảo vệ công trình nên hầu như toàn bộ các vùng phụ cận bảo vệ lòng hồ đầu bị nhân dân lấn chiếm canh tác, có một số diện tích đất trong lòng hồ đã được địa phương

lưu vực nhỏ lại là khu canh tác cây công nghiệp nên hầu hết lòng hồ hiện tượng bồi lắng diễn ra rất nhanh và gây nên tình trạng hạn hán cung như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do mưa lũ. Mặt khác do rừng phòng hộ đầu nguồn ngày càng cạn kiện, thảm phủ thực vật trong lưu vực thay đổi mạnh do tình trạng chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp do đó tình trạng lũ lụt lòng hồ về mùa mưa lũ và hạn hán về mùa kiệt thường xuyên xảy ra, qua công tác điều tra chúng tôi thấy hầu như các hồ đều xảy ra tình trạng hán hán với các mức độ khác nhau.

Đập đất: nhìn chung các đập đất có chiều cao thấp và có một số công trình đã được sửa chữa nâng cấp, tuy nhiên số lượng còn rất ít. Còn lại chủ yếu là đã biểu hiện xuống cấp ở nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:

- Mái thượng lưu: Chủ yếu là mái đất, được bảo vệ bằng trồng cỏ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w