II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh ảnh hưởng
sng cộng đng và khi đại đoàn kết dân tộc.
Từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phát triển, trong đó xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới như Long Hoa Di Lặc, Tin Lành Vàng
Chứ, Thanh Hải vô thượng sư, Tiên Rồng...; các tổ chức đội lốt tôn giáo như Tin Lành
Đềga, Hà Mòn ở Tây Nguyên. Tính chất mê tín của các hiện tượng tôn giáo mới khá rõ. Thậm chí, một số nhóm lợi dụng niềm tin tôn giáo để tuyên truyền những nội dung gây hoang mang trong quần chúng, hay thực hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc. Do vậy, các hiện tượng tôn giáo mới phát triển mạnh hiện nay cần phải được quản lý tốt nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta.
32
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Mối quan hệ giữa tôn giáo và các dân tộc luôn là điều mà các lãnh đạo cấp cao luôn quan tâm về lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nhưng đâu đó vẫn luôn tồn tại những xung đột giữa dân tộc và tôn giáo. Các nhà lãnh đạo cần có những giải pháp cụ thể để thống nhất giữa dân tộc và tôn giáo tạo nên tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện những chính sách, pháp luật cho các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Cần đảm bảo những quyền lợi về mặt vật chất và tinh thần tín ngưỡng và phát huy những đặc tính tốt đẹp của các tôn giáo. Vì tôn giáo là một phần của đời sống tinh thần của nhân dân nên việc tạo nên tinh thần thống nhất, kết nối giữa dân tộc và tôn giáo là điều cần thiết trong bối cảnh của đất nước. Đảng ta xác định, để đoàn kết được toàn dân tộc thì cần chú trọng phát huy những điểm tương đồng, tìm những “mẫu số chung” để đoàn kết được tất cả đồng bào và chức sắc tôn giáo vào khối đại đoàn kết dân tộc. Sinh hoạt tôn giáo đúng trong khuôn khổ pháp luật cũng nên được đề cập đến trong các văn bản ban hành quyết định.
Thứ hai, tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Tôn giáo, tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn đề văn hóa, đạo đức, lối sống. Trên tinh thần đó, Đảng ta coi tôn giáo là một thành tố của văn hóa, có những giá trị mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu. Hơn nữa, mọi tôn giáo chân chính đều răn dạy
tín đồ hướng tới cái chân-thiện-mỹ. Đó chính là điểm tương đồng, gặp gỡ giữa tôn giáo với công
cuộc đổi mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cần chọn lọc những yếu tố thiết thực của tôn giáo để tôn lên được đời sống tinh thần hướng về cái thiện, cái lành và lan truyền những năng lượng tích cực mà tôn giáo mang lại cho đời sống nhân dân trong sinh hoạt hằng ngày. Tôn trọng những nét đặc trưng riêng của những vùng miền và tôn giáo khác nhau trên khắp cả nước, dung hợp các dân tộc và tôn giáo với nhau có thể tạo nên nền văn hóa bản sắc dân tộc đa dạng.
Thứ ba, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là dung túng cho những hành vi “tự do” vô giới hạn, khi quyền của người này, cộng đồng này lại hạn chế hoặc
33
có khả năng triệt tiêu quyền của người khác, cộng đồng khác, mà quyền ấy chỉ trong giới hạn quy định của pháp luật để bảo đảm quyền tự do nói chung của con người.Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mội âm mưu và hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị.Các cấp chính quyền cần
can thiệp vào những cuộc xung đột tôn giáo để ngăn chặn các cuộc biểu tình, các cuộc tấn công của một số cộng đồng, cá nhân gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Kiểm soát nghiêm ngặt việc lấy hình ảnh tôn giáo để trục lợi riêng cho bản thân và gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội. Đồng thời cũng phản đối những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trái với quy định của pháp luật theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động tôn giáo.
Thứ tư, nâng cao các hoạt động công tác tôn giáo, hiệu suất quản lý nhà nước và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Củng cố chặt chẽ những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên khắp cả nước, nâng cao ý thức của nhân dân khi tham giao các nghi lễ, các chuyến thăm viếng các địa điểm tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện những chính sách đúng đắn, tôn trọng các tôn giáo từ đó tạo ra tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc và các tôn giáo với nhau. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo cũng nên tạo ra mối quan hệ thân thiết hơn với các dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo để từ đó cả Nhà nước và nhân dân sẽ thấu hiểu nhau hơn và cùng nhau phát triển những mặt tốt, phát huy những truyền thống đáng có của dân tộc và tôn giáo.
34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
Tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang tồn tại ở mọi quốc gia, qua nhiều thể chế chính trị khác nhau. Tuy mỗi một tôn giáo có lúc thịnh, lúc suy, vai trò và tầm ảnh hưởng đối với đời sống xã hội không như nhau, nhưng nhìn chung tôn giáo vẫn tồn tại ở mọi dân tộc, suốt chiều dài lịch sử nhân loại: “Tôn giáo, một khi đã hình thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ…’’. Ph.Ăngghen đã có dự đoán về sự tiêu vong của tôn giáo, nhưng là ở trong một xã hội hoàn thiện của một tương lai xa xôi, khi mà con người không chỉ có “mưu sự, mà lại còn làm cho thành sự nữa”, đến khi con người ‘’không có gì để phản ánh”.
Hơn 20 năm đổi mới, hội nhập với quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cơ cấu đoàn kết xã hội và lợi ích xã hội thay đổi, quan niệm, tư tưởng của nhân dân ngày càng có xu hướng đa dạng, một số người tìm kiếm sự an ủi tâm lý từ tôn giáo..., ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống của một bộ phận nhân dân ngày càng tăng lên. Cùng với sự phát triển của các tôn giáo, các hoạt động xâm nhập của các thế lực thù địch cũng ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị ở nước ta. Trong một mức độ nhất định, sự can thiệp của các thế lực này đã làm cho tính phức tạp của vấn đề tôn giáo ngày càng trở nên nổi cộm, đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo, vừa không thể dùng biện pháp hành chính để quản lý tôn giáo, đồng thời cũng không thể từ bỏ vai trò quản lý đối với các hoạt động của tôn giáo mà cần tăng cường làm tốt công tác tôn giáo của Đảng, đoàn kết chặt chẽ phần lớn những người theo tôn giáo xung quanh Đảng và chính quyền, cùng phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
35
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập năm đầu tiên tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, được
sự giảng dạy và giúp đỡ của quý thầy cô khoa Lý luận Chính Trị, đặc biệt là thầy Nguyễn Minh
Tuấn giúp chúng em phần nào có được những kiến thức thật quý báu.
Em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tuấn, giảng viên hướng dẫn môn Chủ nghĩa khoa học xã hội của chúng em. Thầy đã tận tình chỉ bảo chúng em hoàn thành tốt bài viết bộ môn. Nhờ những bài giảng sáng tỏ của thầy, chúng em có thêm niềm tin, ý chí và nghị lực để học tốt và hoàn thành tốt đề tài tiểu luận.
Với kiến thức có hạn nên đề tài của chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô của khoa
36
NGUỒN
1. Tài liệu hướng dẫn ôn t p môn Ch ậ ủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Đại h c Kinh t TP. HCM, ọ ế
Khoa Lý lu n chính tr ậ ị –Lưu hành nộ ộ, năm 2021.i b
2. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, báo Quản lí
nhà nước, PGS. TS. Trần Nam Chuân, 29/06/2021.
3. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, báo Quân đội nhân dân, TS. Nguyễn Xuân Trung, 04/10/2015.
4. Một số gi i pháp phòng chả ống âm mưu, thủđoạn c a các th lủ ế ực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá trên địa bàn tỉnh ta, trang thông tin điện tử Ban Tuyên Giáo Tỉnh
Ủy Kon Tum, Lê Quang Thới, 09/04/2021.
5. Một số giải pháp chủ yếu về công tác tôn giáo, báo Thanh tra Vi t Nam, Tràng An, ệ