Đánh giá chương trình đào tạo thường xuyên và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đề tào:"Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất Mỳ – Chi nhánh Công ty cổ phần Thái Bình Dương" docx (Trang 58 - 60)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIẺN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY

3.Đánh giá chương trình đào tạo thường xuyên và có hiệu quả

Tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo là công việc cuối cùng trong công tác đào tạo. Việc đánh giá này có tác dụng đo lường hiệu quả và lợi ích của công tác đào tạo đồng thời để xác định phương pháp sửa đổi hoàn thiện hơn cho công tác đào tạo giai đoạn sau.

Hiện nay, Nhà máy mới chỉ đánh giá hiệu quả bằng một bài kiểm tra, sau khi đã đạt được mức điểm nhất định thì mới chuyển vào làm công việc mới, nếu trong trường hợp không đạt thì phải thi lại. Như vậy, ngoài các chỉ tiêu phản ánh kết quả và chất lượng tiếp thu kiến thức trong toàn khoá học như: Điểm bài thi, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ…Nhà máy có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sau để có thể thu được ý kiến của học viên nhiều nhất:

* Thăm dò ý kiến của những người đang muốn tham gia các khoá đào tạo bằng cách phát phiếu kiểm tra, các bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp…

* Lấy ý kiến phản ánh của người tham gia khoá đào tạo hoặc sau khoá đào tạo để biết được cảm nhận và thái độ của họ về các phương diện đào tạo, như mục tiêu đào tạo có hợp lý không, nội dung đào tạo có thiết thực không, phương thức đào tạo có thích đáng không, phương pháp dạy học có hiệu quả không, trình độ học vấn của cán bộ giảng dạy ra sao…

* Trao đổi với cán bộ quản lý trực tiếp về sự thay đổi hành vi và thái độ của người được đào tạo sau khóa đào tạo.

* Trực tiếp quan sát người được đào tạo về thái độ làm việc, tính quy phạm trong hành vi công tác, độ thành thạo trong kỹ năng thao tác, khả năng giải quyết vấn đề…

* So sánh hiệu quả làm việc của người vừa được đào tạo với người chưa qua đào tạo.

Để thu được thông tin mang tính toàn diện cho việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, có thể kết hợp các phương pháp trên với nhau phù hợp với mỗi đối tượng cụ thể nhằm giúp cho việc đánh giá đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Đề tào:"Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất Mỳ – Chi nhánh Công ty cổ phần Thái Bình Dương" docx (Trang 58 - 60)