22 Biện pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở việt nam (Trang 102 - 105)

3 2 2 1 Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật

Để khuyến khích cá nhân, tổ chức tuyển dụng NKT vào làm việc, thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT (từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT) được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước119 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 NKT

119 Khoản 1 Điều 9 Ngh ị định số 28/2012/NĐ- CP Hướng dẫn Lu ật NKT năm 2010; Khoản 4 Điều 4 Lu ật Thu ế thu nh ậ p doanh nghi ệp năm 2008 sửa đổi năm 2013

làm việc ổn định được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT 120 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP giải thích mức hưởng chính sách ưu đãi phụ thuộc vào tỷ lệ lao động NKT mà không đề cập đến mức độ khuyết tật và quy mô doanh nghiệp Quy định như vậy sẽ không tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp bởi doanh nghiệp chỉ nhận NLĐ khuyết tật nhẹ cũng hưởng ưu đãi như NLĐ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng

NKT tự tạo việc làm được nhà nước hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh (Khoản 5,6 Điều 33 Luật NKT 2010) NLĐ khuyết tật được vay tối đa 50 triệu đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm (Điều 24 Nghị định số 61/2015/NĐ -CP) Tuy nhiên, thực tế thì NKT vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này Bởi lẽ, Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện thông qua kênh vay vốn tại địa phương do thành viên Mặt trận tổ quốc quản lý (gồm hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên ) Còn hội NKT không phải là tổ chức NKT cấp quốc gia ở Việt Nam nên NKT muốn vay vốn thường phải tham gia vào hội phụ nữ hoặc một đoàn thể có đủ tư cách vay

3 2 2 2 Bảo vệ nguồn thu nhập cho người khuyết tật

Nhà nước quy định về chế độ BHXH và tổ chức thực hiện hiệu quả chế định này nhằm mục đích bảo vệ nguồn thu nhập cho NLĐ trong đó có NLĐ khuyết tật Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì nguồn tiền để bảo đảm nguồn thu nhập cho NLĐ khuyết tật

Trên cơ sở tham gia đóng quỹ BHXH thì NLĐ khuyết tật sẽ được quỹ BHXH chi trả chế độ BHXH khi đáp ứng đủ những điều kiện luật quy định Tuy nhiên, quỹ BHXH không chỉ hình thành bằng sự đóng góp của NLĐ mà còn bao gồm sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác (Điều 82 Luật BHXH năm 2014) Để đảm bảo quỹ BHXH được hoạt động hiệu quả, nhà nước quy định cụ thể về mức đóng, phương thức đóng của NLĐ, NSDLĐ và quy định về việc sử dụng quỹ BHXH

Cơ quan BHXH có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (Khoản 1 Điều 93 Luật BHXH năm 2014) Cơ quan BHXH làm

120 Khoản 1 Điều 9 Ngh ị định số 28/2012/NĐ- CP Hướng dẫn Lu ật NKT năm 2010; Khoản 4 Điều 4 Lu ật Thu ế thu nh ậ p doanh nghi ệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ NKT

đúng chức năng, nhiệm vụ sẽ đảm bảo quyền tham gia và hưởng BHXH của NKT được thực hiện, qua đó bảo vệ nguồn thu nhập cho NKT

3 2 2 3 Nhà nước đầu tư tài chính cho việc triển khai các dự án, đề án, chính sách, kế hoạch về an sinh xã hội cho người khuyết tật

Ngân sách nhà nước được sử dụng để chi cho nhiều hoạt động như chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi viện trợ, chi trả nợ trong chi đầu tư phát triển có khoản chi đầu tư cho các dự án bảo đảm xã hội, thực hiện các chính sách xã hội Ngân sách trung ương được sử dụng để chi cho các dự án bảo đảm xã hội, thực hiện các chính sách xã hội có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, còn ngân sách địa phương được sử dụng để chi cho các dự án bảo đảm xã hội, thực hiện các chính sách xã hội do địa phương quản lý121

Trong các dự án, đề án, chính sách, kế hoạch về ASXH cho NKT thì nhà nước cũng xác định nhà nước là chủ thể chính đầu tư tài chính thực hiện các dự án này Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi nhà nước là chủ thể quản lý chung mọi mặt đời sống xã hội, ngân sách nhà nước phải được sử dụng để chi thực hiện chính sách ASXH

Trong giai đoạn 2021-2030 Chính phủ đã ban hành một số đề án, chương trình, kế hoạch về ASXH cho NKT thực hiện trong phạm vi toàn quốc như Chương trình tr ợ giúp ngườ i khuy ế t t ật giai đoạ n 2021 – 2030; Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030; Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025 Kinh phí thực hiện những chương trình, đề án này đều được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan Bên cạnh đó, nhà nước huy động nguồn lực, sự đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Tại các địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trợ giúp NKT tại các tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 Như Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 08/12/2020 Thực hiện chương trình trợ giúp NKT thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 1/12/2020 thực hiện chương trình trợ giúp NKT tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 08/03/2021 thực hiện chương trình trợ giúp NKT 121 Điều 36, Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015

tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030 UBND các tỉnh đều xác định nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch được lấy từ ngân sách nhà nước được bố trí dự toán chi hàng năm của các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

3 2 2 4 Hỗ trợ về mặt tài chính cho người khuyết tật

Ngân sách nhà nước đóng vai trò chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền NKT trong lĩnh vực ASXH Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ NKT, nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động cho một số dịch vụ như chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú (Khoản 2 Điều 21 Luật NKT năm 2010), nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, PHCN công lập (Khoản 4 Điều 24 Luật NKT năm 2010) Ngân sách nhà nước đóng phí BHYT cho NKT thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, PHCN nằm trong danh mục chi trả của BHYT

Trong lĩnh vực trợ giúp xã hội, nhà nước bảo đảm từ ngân sách nhà nước toàn bộ cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của cơ sở chăm sóc NKT công lập cũng như toàn bộ kinh phí nuôi dưỡng NKT sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, TCXH hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng (Khoản 4 Điều 47 Luật NKT năm 2010; Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)

Trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước thực hiện miễn học phí, cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập cho NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập (Điều 7 Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC)

Có thể nói rằng, vấn đề tài chính luôn là điều kiện tiên quyết được đặt ra khi muốn thực hiện các hoạt động hỗ trợ NKT trên quy mô quốc gia Vì vậy, việc nhà nước xác định trách nhiệm phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện chính sách về NKT vừa là trách nhiệm vừa thể hiện sự quan tâm và tạo thuận lợi về tài chính cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong việc hỗ trợ việc tiếp cận quyền của NKT

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w