Điện não đồ

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 110 - 112)

Các bất thường về điện não đồ trước phẫu thuật thường thấy ở động kinh thùy thái dương là sóng chậm (theta và/hoặc delta) và IED thường khu trú ở thái dương trước. Trong động kinh thùy thái dương, điện não đồ cho thấy mối tương quan chặt chẽ của các bất thường với các vùng phẫu thuật cắt bỏ và kết quả sau phẫu thuật (90% đối với IED và 82% đối với sóng chậm delta có nhịp ở thái

dương). Những mối tương quan mạnh mẽ như vậy có thể làm mất đi nhu cầu vEEG bắt buộc trong quá trình điều trị trước phẫu thuật ở những bệnh nhân bị teo hồi hải mã một bên và dữ liệu lâm sàng và tâm lý thần kinh đồng thời [47], [139]. Tuy nhiên, việc ghi lại vEEG trở nên cần thiết để loại trừ khả năng xảy ra đồng thời các hội chứng giả động kinh (PNES), động kinh thùy thái dương hai bên, hay không ghi nhận hoạt động điện bất thường trong các điện não đồ thường quy của BN [148].

Trong động kinh thùy thái dương liên quan đến xơ hóa hải mã, IED có xu hướng khu trú nhiều hơn ở thái dương trước, trong khi liên quan đến khối u thì IED có xu hướng gia tăng biểu hiện lan ra cả bán cầu và hai bên. Chung và cộng sự [53] trong một nghiên cứu sâu về điện não xâm lấn của bệnh nhân với vùng khởi phát động kinh (IOZ) một bên đã chứng minh rằng hơn 90% IED có kết quả phẫu thuật tốt ở hơn 90% bệnh nhân. Ngoài ra, IOZ dự đoán kết quả phẫu thuật ở những bệnh nhân IEDs hai bên. IOZ và IED hai bên có kết quả rất kém khi phẫu thuật (chỉ 12% không động kinh), trong khi những người có IED hai bên nhưng IOZ cùng bên có kết quả không thuận lợi (40 đến 56%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, sóng chậm delta có nhịp và IED khu trú thùy thái dương là 81,1% và 1/58 trường hợp ghi nhận IED hai bên. IED tìm thấy trong mTLE là 18/30 trường hợp (60%) và trong nTLE là 7/27 trường hợp (29,6%). Mối liên quan này tương quan đến kết quả sau phẫu thuật phù hợp với các tác giả khác [111], [139].

Sóng chậm delta có nhịp ở thái dương (TIRDA) trong TLE, điện não đồ (thường khi buồn ngủ hoặc ngủ nhẹ) cho thấy hoạt động delta nhịp điệu hình sin 1– 4 Hz khu trú ở thùy thái dương. TIRDA có mối tương quan cao với IED thái dương trước, IOZ, và mTLE, đặc biệt ở bệnh nhân xơ hóa hải mã. TIRDA phổ biến hơn ở bệnh nhân nTLE chiếm tỉ lệ 51,8% (14/27 trường hợp) và trong mTLE chiếm tỉ lệ 33,3% (10/30 trường hợp). Bệnh nhân động kinh thùy thái dương hầu như luôn có bất thường điện não đồ khu trú. Điện não đồ âm tính liên tục ở khoảng 8% bệnh nhân động kinh [148]. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đã có kết quả tuyệt vời sau phẫu thuật và điều này thường dựa vào dữ liệu điện não đồ và hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) trong đánh giá trước phẫu thuật. Trong phân tích chỉ giới hạn ở nTLE, độ

chính xác của định vị cùng bên là 93-98%. Vai trò điện não đồ không xâm lấn mang lại độ chính xác cao trong xác định vùng IOZ có tương quan đến kết quả sau phẫu thuật [106]. Hầu hết bệnh nhân TLE có thể được lựa chọn để phẫu thuật chỉ dựa trên các bản ghi điện não bề mặt. Với dữ liệu không tương đồng giữa lâm sàng – CHT – EEG thì điện cực não xâm lấn cần thiết hỗ trợ cho đánh giá trước mổ [138].

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w