Hệ số biến chuyển thức ăn

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 + PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT (Trang 30)

Hệ số biến chuyển thức ăn là số lượng thức ăn tiêu thụ để tăng (sản xuất) 1 kg trọng lượng.

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo dõi HSCBTĂ =

(kg thức ăn/kg tăng trọng) Tổng tăng trọng trong giai đoạn theo dõi

3.6.5. Độ dày mỡ lưng (mm)

Đo ở vị trí P2. Độ dày mơ lưng được đo trên thú sống. Phương pháp đo theo 4 bước như sau: (1) tìm xương sườn phía bên trái (hoặc phải) của heo, (2) vẻ đường thẳng nối với cột sống, (3) hướng về trước khoảng 70 mm, (4) hướng xuống dưới về phía trái (hoặc phải) 65mm. Đo bằng máy đo độ dày mỡ lưng hiệu Dynamic Imaging được World Bank tài trợ. (xác định theo phương pháp siêu âm của trại heo thực nghiệm khoa cnty)

3.6.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

Số ngày con tiêu chảy

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = * 100 Số ngày con nuôi

3.6.7. Tỷ lệ chết và loại thải

Số con chết Tỷ lệ chết (%) = * 100 Tổng số con nuôi Số con loại Tỷ lệ loại (%) = * 100 Tổng số con nuôi

Có sơ bộ nhận định nguyên nhân gây chết, heo loại thải dựa trên ngoại hình biểu hiện không tăng trọng, bệnh trong thời gian dài. Tiến hành loại thải có tham khảo ý kiến thầy Hiệp quản lý trại.(của giáo viên hướng dẫn)

3.6.8.Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế

Chi phí thức ăn đã sử dụng CPTĂ =

Trọng lượng tăng lên của cả lô CPTĂ: Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn đã dùng = Giá thức ăn * Trọng lượng thức ăn đã dùng. (Được tính cho từng giai đoạn sau đó cộng dồn lại cho toàn thí nghiệm).

3. 7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và phần mềm thống kê sinh học Minitab 14, với trắc nghiệm F một yếu tố.

Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sau thời gian theo dõi thí nghiệm từ 13/03/2008 – 10/06/2008 chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

4.1. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA HEO 4.1.1. Trọng lượng trung bình của heo

Trọng lượng trung bình của heo lúc bắt đầu thí nghiệm và qua các giai đoạn thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.1. Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn thí nghiệm

Chỉ tiêu

Lô I Lô II Lô III P

n n n Trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm (kg/con) 24 27,33 ± 6,22 24 27,19 ± 6,22 24 27,69 ± 6,87 > 0,05 Trọng lượng lúc kết thúc GĐ1 (kg/ con) 24 39,69 ± 9,45 24 39,94 ± 7,18 24 41,04 ± 9,84 > 0,05 Trọng lượng lúc kết thúc GĐ2 (kg/ con) 24 58,48 ± 11,98 23 57,48 ± 10,08 23 61,67 ± 11,29 > 0,05 Trọng lượng lúc kết thúc GĐ3 (kg/ con) 24 84,75 ± 14,76 22 83,09 ± 11,70 23 90,05 ± 14,26 > 0,05 Tăng trọng của heo toàn

thí nghiệm (kg/con) So sánh với lô I (%)

57,42 ± 10,18 100,00 56,07 ± 10,59 97,65 62,31 ± 13,97 108,52 > 0,05 Qua bảng 4.1 ta thấy:

Trọng lượng trung bình ban đầu của heo thí nghiệm ở các lô lần lượt là 27,33; 27,19; 27,69 kg. Trọng lượng trung bình ban đầu ở các lô tương đối đồng đều nhau. Sự khác biệt về trọng lượng(này) không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.

Giai đoạn 1: trọng lượng trung bình khi kết thúc giai đoạn 1 của 3 lô thí nghiệm lần lượt là 39,69; 39,94; 41,04 kg. So với lô I ( đối chứng) thì trọng lượng trung bình của lô II

(giảm chuẩn) có trong lượng trung bình tương đối bằng nhau và lô III (giảm chuẩn có bổ sung 0,05 kg Porzyme 9302 /1 tấn thức ăn + 0,05 kg Phyzyme XP /1 tấn thức ăn) thì cao hơn. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê thì sự khác biệt về trọng lượng trung bình của 3 lô là không có ý nghĩa với P > 0,05.(nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê)

Đến giai đoạn 2: trọng lượng trung bình khi kết thúc giai đoạn 2 lần lượt là 58,48: 57,48; 61,67 kg. Ta thấy trọng lượng trung bình của lô II (giảm chuẩn) thấp hơn lô I (đối chứng), còn lô III (có bổ sung enzyme) thì trọng lượng trung bình cao hơn. Nhưng sự khác biệt này vẫn chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Qua qiai đoạn 3: trọng lượng trung bình khi kết thúc giai đoạn 3 lần lượt là: 84,75: 83,09 và 90,05 kg. So với lô đối chứng thì trọng lượng trung bình của lô II tiếp tục thấp hơn, và trọng lượng trung bình của lô III cao hơn khá nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt này vẩn chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Xét trên toàn thí nghiệm thì trọng lượng trung bình của lô giảm chuẩn thấp hơn lô đối chứng và trọng lượng trung bình lô giảm chuẩn có bổ sung 2 enzyme (Porzyme 9302 + Phyzyme XP) cao hơn nhiều so với lô đối chứng. Nhưng sự khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.

Theo Phan Thị Ngọc Trâm (2007), thì trọng lượng của heo khi bổ sung phytase (100g/1tấn) có tăng hơn so với lô đối chứng. Kết quả của Đỗ Hữu Phương (2003), cho thấy trọng lượng của heo bổ sung Porzyme 9302 (0,05%) cũng tăng hơn so với lô đối chứng và cả hai kết quả này cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ( P > 0,05). Còn theo Nguyễn Thị Kim Phần (2003), thì việc bổ sung Porzyme 9302 không làm tăng trọng lượng hơn so với không bổ sung.

Như vậy, kết quả của chúng tôi cho thấy khi bổ sung kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme XP thì trọng lượng của heo tăng hơn so với lô đối chứng, chứng tỏ việc bổ sung kết hợp 2 enzyme này trong cùng khẩu phần giúp heo tiêu hóa tốt hơn khi bổ sung riêng rẽ, dẫn đến tăng trọng cao hơn.

Biểu đồ 4.1. Trọng lượng của heo cuối các giai đoạn 4.1.2.Tăng trọng tuyệt đối

Tăng trọng tuyệt đối của các heo thí nghiệm qua các giai đoạn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm

Chỉ tiêu

Lô I Lô II Lô III P

n n n

Tăng trọng tuyệt đối

GĐ1 (g/con/ngày) 24 686,4 ± 173,2 24 708,3 ± 58,4 24 742,1 ± 188,3 > 0,05 Tăng trọng tuyệt đối

GĐ2 (g/con/ngày) 24 696,1 ± 80,6 23 658,0 ± 120,0 23 728,5 ± 89,4 > 0,05 Tăng trọng tuyệt đối

GĐ3 (g/con/ngày) 24 597,0 ± 95,9 22 566,7 ± 45,6 23 632,9 ± 149,2 > 0,05 Tăng trọng tuyệt đối toàn

thí nghiệm (g/con/ngày) So sánh với lô I (%)

645,3 ± 83,3 100,00 642,1 ± 55,4 99,50 684,6 ± 104,2 106,09 > 0,05 Qua bảng 4.2 ta thấy:

Giai đọan 1: tăng trọng tuyệt đối của 3 lô lần lượt là 686,4; 708,3; 742,1 g/con/ngày. Vậy, tăng trọng tuyệt đối của lô II (giảm chuẩn), lô III (có bổ sung enzyme) cao hơn lô I

(đối chứng)) nhưng xét về mặt thống kê thì sự khác biệt này không có ý nghĩa với P > 0,05. Lô II có tăng trọng cao hơn lô I do giai đoạn này số heo mắc bệnh hô hấp của lô I cao hơn

(số liệu cụ thể ?) lô II nên đã ảnh hưỡng đến tăng trọng. Tăng trọng lô III cao hơn lô I nhưng tỷ lệ tiêu chảy, số con nhiễm bệnh đường hô hấp của lô III cao hơn (cụ thể ?) lô I chứng tỏ khả năng tiêu hóa của lô III rất tốt nhờ enzyme phytase và xylanase có khả năng phân cắt phytin, xơ giúp giải phóng các chất dễ tiêu hóa cho cơ thể thú.

Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Đỗ Hữu Phương (2003) khi chỉ sung Porzyme 9302, nhưng khác với kết quả của Phan Thị Ngọc Trâm (2007): tăng trọng của lô có bổ sung phytase không cao hơn so với lô đối chứng, có lẽ do điều kiện nuôi và thời gian nuôi khác nhau trong năm đã ảnh hưỡng đến kết quả trên.

Qua giai đoạn 2: tăng trong tuyệt đối của lô III là cao nhất (728,5 g/con/ngày), tiếp đến là lô I (696,1 g/con/ngày), lô II thấp nhất (658,0 g/con/ngày). Nhưng xét về mặt thống kê thì sự khác biệt này không có ý nghĩa với P > 0,05. Ở giai đoạn này, tăng trọng tuyệt đối của lô II thấp hơn lô I do khẩu phần thức ăn bị giảm ME 100 kcal; 0,09 % Ca; 0,09% d.P và tỷ lệ tiêu chảy cao hơn (?) lô I. Còn tăng trọng tuyệt đối của lô III cao hơn lô I do có bổ sung kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme XP, giúp tăng khả năng tiêu hóa và phân giải các chất trong cơ thể thú mặc dù cho ăn với khẩu phần giảm chuẩn, tỷ lệ tiêu chảy cao hơn lô đối chứng.

Đến giai đoạn 3: tăng trọng tuyệt đối của lô III (632,9 g/con/ngày) cao hơn rất nhiều so với lô I (597,0 g/con/ngày), lô II thấp nhất (với 566,7 g/con/ngày). Nhưng sự khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Xét trên toàn thí nghiệm thì tăng trọng tuyệt đối của lô III giảm chuẩn có bổ sung Porzyme 9302 + Phyzyme XP (684,6 g/con/ngày) là cao nhất, kế đến là lô I đối chứng (645,3 g/con/ngày), và thấp nhất là lô II giảm chuẩn (642,1 g/con/ngày). Mặc dù vậy, sự khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặc thống kê với P > 0,05.

Như vậy, kết quả của chúng tôi là phù hợp với một số nghiên cứu trước đây khi bổ sung riêng rẽ Porzyme 9302 của Đỗ Hữu Phương (2003), bổ sung phytase của Phan Thị Ngọc Trâm (2007).

Điều này cho thấy, việc kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme Xp phần nào cải thiện được tăng trọng tuỵệt đối của heo khi sử dụng khẩu phần giảm chuẩn.

Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các giai đoạn thí nghiệm 4.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ

Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm qua các giai đoạn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm ( kg/con/ngày)

Giai đoạn Lô I Lô II Lô III

n n n 1 24 1,33 ± 0,32 24 1,63 ± 0,18 24 1,57 ± 0,36 2 24 1,85± 0,43 23 1,89 ± 0,21 23 2,01 ± 0,31 3 24 2,49 ± 0,36 22 2,63 ± 0,26 23 2,48 ± 0,39 Toàn TN 2,06 ± 0,36 2,27 ± 0,25 2,17 ± 0,23 (thêm cột P)

Qua bảng 4.3 ta thấy:

Giai đoạn 1: lô II (1,63 kg/con/ngày) và lô III ( 1,57 kg/con/ngày) đều có mức tiêu thụ thức ăn cao hơn lô I (1,33 kg/con/ngày), có lẽ do khẩu phần lô II và lô III bị giảm chuẩn nên heo ăn nhiều để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy lô III có bổ sung enzyme nhưng do heo còn nhỏ, tiêu chảy nhiều, mới làm quen với enzyme nên cơ thể chưa đáp ứng kịp.

Sang giai đoạn 2: Lô II (1,89 kg/con/ngày) và lô I (1,85 kg/con/ngày) có mức tiêu thụ thức ăn chênh lệch không nhiều. Còn lô III (2,01 kg/con/ngày) cao hơn nhiều so với lô I đối chứng, chứng tỏ giai đoạn này heo ở lô III (có bổ sung enzyme) đã quen với việc tiêu hóa có enzyme bổ sung từ bên ngoài nên kích thích ăn nhiều để đáp ứng với nhu cầu cơ thể đang thiếu.(tại sao heo ở lô II lại có khả năng tiêu thụ thức ăn cao hơn lô III)

Đến giai đoạn 3: tiêu thụ thức ăn của lô II (2,63 kg/con/ngày) có cao hơn lô I (đối chứng) (2,49 kg/con/ngày) do heo cố ăn nhiều để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Trong khi đó, lô III (2,48 kg/con/ngày) tương đối bằng lô I có lẽ nhờ enzyme bổ sung vào khẩu phần giúp heo tận dụng hết nguồn dưỡng chất trong thức ăn nên tiêu thụ ít thức ăn.(2 dòng trên và 2 dòng dưới không đồng quan điểm)

Xét trên toàn thí nghiệm thì lô II tiêu thụ thức ăn nhiều nhất (2,27 kg/con/ngày), kế đến là lô III (2,17 kg/con/ngày), thấp nhất là lô I (2,06 kg/con/ngày). Vậy lô II tiêu thụ nhiều thức ăn để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, còn lô III có cao hơn nhưng không nhiều do có bổ sung thêm enzyme giúp tăng khả năng tiêu hóa dưỡng chất có lợi cho cơ thể thú.

4.3. HỆ SỐ CHUYỄN BIẾN THỨC ĂN (HSCBTĂ)

Hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm qua các giai đoạn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.4. HSCBTĂ của heo thí nghiệm ( kg thức ăn/kg tăng trọng)

Giai đoạn Lô I Lô II Lô III P

n n n

1 24 1,98a ± 0,25 24 2,26b ± 0,16 24 2,14ab ± 0,18 < 0,05 2 24 2,64 ± 0,42 23 2,91 ± 0,32 23 2,76 ± 0,33 > 0,05 3 24 4,19 ± 0,40 22 4,64 ± 0,30 23 4,06 ± 0,84 > 0,05 Toàn TN

So sánh với lô I (%)

3,18a ± 0,21 100,00 3,87b ± 0,63 121,69 3,31ab ± 0,62 104,09 < 0,05 Qua bảng 4.4 ta thấy:

Xét hệ số chuyển biến thức ăn ở giai đoạn 1: Lô II ( 2,26 kgTĂ/kg tăng trọng) cao nhất, kế đến là lô III (2,14 kgTĂ/kg tăng trọng) và thỴấp nhất là lô I (1,98 kg TĂ/kg tăng trọng). Đồng thời,(và) sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05.(em nghĩ chị nên nói rõ là sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai lô nào)

Đến giai đoạn 2: Hệ số chuyển biến thức ăn của lô II (2,91 kgTĂ/kg tăng trọng) và lô III (2,76 kgTĂ/kg tăng trọng) cao hơn lô I (2,64 kgTĂ/kg tăng trọng) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.

Sang giai đoạn 3: Lô III có hệ số chuyển biến thức ăn thấp nhất (4,06 kgTĂ/kg tăng trọng), kế đến là lô I (4,19 kgTĂ/kg tăng trọng) và cao nhất là lô II (4,46 kgTĂ/kg tăng trọng). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.

Xét trên toàn thí nghiệm thì hệ số chuyển biến thức ăn của lô II (3,87 kgTĂ/kg tăng trọng) vẫn cao nhất, sau đó là lô III (3,31 kgTĂ/kg tăng trọng), thấp nhất là lô I (3,18 kgTĂ/kg tăng trọng). Và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05. Điều này cho thấy, lô II tiêu tốn nhiều thức ăn hơn do khẩu phần giảm chuẩn nên heo phải ăn nhiều để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Lô III có cao hơn lô I nhưng thấp hơn lô II, chứng tỏ enzyme đã giúp heo sử dụng hiệu quả dưỡng chất có trong thức ăn và tận dụng tối ưu những chất đó.

Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Đỗ Hữu Phương (2003), còn so với kết quả của Phan Thị Ngọc Trâm (2007) thì không phù hợp vì hệ số chuyển biến thức ăn của lô có bổ sung phytase thấp hơn lô đối chứng mặc dù chênh lệch không đáng kể nhưng vẫn có chênh lệch. Như vậy, có sự khác biệt này là do điều kiện nuôi dưỡng và cách thức cho ăn khác nhau ở các thí nghiệm.

Biểu đồ 4.3. Hệ số chuyển biến thức ăn của heo ở các giai đoạn thí nghiệm 4.4. DÀY MỠ LƯNG

Dày mỡ lưng của heo được đo lúc kết thúc mỗi thí nghiệm với kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.5. Độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm lúc xuất thịt (mm)

Giai đoạn Lô I Lô II Lô III P

n n n

Toàn TN So với lô đối chứng

(%) 24 9,42 ± 1,05 100,00 22 9,08 ± 1,02 96,39 23 9,10 ± 1,38 96,60 > 0.05

Qua kết quả phân tích từ bảng thống kê cho thấy dày mỡ lưng của lô II (9,08 mm) và lô III ( 9,10 mm) chênh lệch không nhiều và có thấp hơn lô I (9,42 mm) nhưng sự khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả của Đỗ Hữu Phương (2003). Điều này cho thấy việc bổ sung kết hợp Porzyme 9302 + Phyzyme XP đã phần nào cải thiện được độ dày mỡ lưng khi sử dụng khẩu phần có mức năng lượng thấp, Ca và P thấp nhưng heo vẫn hấp thu tối đa dưỡng chất có trong cơ thể và tăng trọng bình thường.

Biểu đồ 4.4. Độ dày mỡ lưng của heo lúc xuất chuồng

4.5. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY

Bảng 4.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn

Chỉ tiêu Giai

đoạn Lô I Lô II Lô III Số ngày con tiêu chảy

Số ngày con nuôi

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%)

1 35 432 8,10 39 432 9,03 45 432 10,42 Số ngày con tiêu chảy

Số ngày con nuôi

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%)

2 20 648 3,09 47 631 7,45 49 631 7,77 Số ngày con tiêu chảy

Số ngày con nuôi

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%)

3 0 1056 0,0 6 974 0,62 0 1012 0,0 Số ngày con tiêu chảy

Số ngày con nuôi

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%)

Toàn TN 55 2136 2,57 92 2037 4,52 94 2075 4,53 Qua bảng 4.6 ta thấy:

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở giai đoạn 1 của 3 lô lần lượt là: 8,10%; 9,03% và 10,42%.Ta thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô III cao nhất , kế đến là lô II, và thấp nhất là lô I. Lô III có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất có thể do khẩu phần giảm chuẩn và bổ sung thêm enzyme nên heo con vừa phải tăng cường tiêu hóa để đáp ứng đủ nhu cầu vừa phải làm

quen với enzyme từ bên ngoài vào (nên cơ thể chưa đáp ứng kịp). Còn lô II chỉ giảm chuẩn mà không bổ sung enzyme nên tỷ lệ tiêu chảy sẽ thấp hơn lô III nhưng vẫn cao hơn lô I.

Qua giai đoạn 2 tỷ lệ tiêu chảy của lô III (7,77%) cao hơn lô II (7,45%) không caovà vẫn cao (câu này hơi khó hiểu) hơn lô I (3,09%) là do lúc này heo ở lô III đã quen với việc sử dụng enzyme bổ sung từ bên ngoài vào.

Đến giai đoạn 3 thì lô I và lô III không còn heo bị tiêu chảy nữa nhưng lô II (0,62%)

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 + PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT (Trang 30)