Chính sách an sinh xã hội

Một phần của tài liệu tiểu luận môn kinh tế học đề tài chính sách tài khóa của việt nam trong đại dịch covid 19 giai đoạn 2020 2021 (Trang 25)

C. Cấu trúc tiểu luận

3.3. Chính sách an sinh xã hội

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,… cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là nếu bệnh dịch tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thoái. Phải triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng, chuyển hỗ trợ bằng nhiều kênh khác nhau (trong đó, hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin như: Dịch vụ mobile money, ví điện tử…) mới đảm bảo chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống.

Liên quan đến bảo hiểm tự nguyện, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ BHTN trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ việc để một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa có việc làm, nên được phép tiếp tục duy trì tham gia BHXH, từ đó được bảo đảm các quyền lợi về BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cải cách cải cách tài khóa theo hướng bền vững và hỗ trợ tăng trưởng. Cụ thể, cần cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm chủ đạo. Đồng thời, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ổn định và gia tăng hiệu quả đầu tư phát triển - chỉ bố trí vốn ngân sách cho những công trình thật sự cần thiết, có hiệu quả cao và kiểm soát chặt chẽ đầu tư công nhằm tránh đầu àn trải gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Việc quản lý nợ công cũng phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, kỷ luật, giám sát chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và đánh giá theo kết quả đầu ra, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Phùng ThịTuyết Nhung Trang 20

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh sự phục hồi của kinh tế thế giới phụ thuộc lớn vào khả năng kiểm soát đại dịch COVID-19, cùng các yếu tố phức tạp trong quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia và khu vực, nhưng với quyết tâm tiếp tục duy trì mục tiêu kép vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước, “huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh - quc ph ng; thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước”

Để đạt được mục tiêu trên, ngành tài chính đang phải đối mặt với áp lực lớn, cần tập trung giải quyết trong thời gian tới, đó là: cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn; cơ cấu chi ở một số ngành, lĩnh vực chưa thực sự hợp lý; nghĩa vụ huy động, trả nợ có xu hướng tăng; tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm; tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công ở một số lĩnh vực chưa đạt mục tiêu đề ra,...

Vì vậy, để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tập trung giải quyết những khó khăn, thách thức, cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là:

Thứ nhất, về thu ngân sách nhà nước, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách thu, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng; xem xét tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế. Phấn đấu thu vượt khoảng 3% so với dự toán được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thứ hai, về chi ngân sách nhà nước, đáp ứng nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn mới, nhất là chương trình mục

Phùng ThịTuyết Nhung Trang 21

Tiu lun Kinh tếhc GV: TS. Đoàn Ngọc Phúc

tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030,... Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện; thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác phí trong và ngoài nước, kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, các dịch vụ quan trọng thiết yếu.

Rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Việc xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch vốn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nguồn vốn, từng dự án cùng từng bộ, địa phương. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.

Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng

cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Rà

soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện

chuyển nguồn theo đúng quy định của phápluật.

Thứ ba, quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay của ngân sách nhà nước nhằm giảm thiểu các rủi ro về kỳ hạn nợ, tỷ giá, lãi suất; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ; giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thực sự có hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối nguồn trả nợ. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ công so với mức đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung pháp lý về sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nước.

Thứ năm, hoàn thiện các quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thành công tác quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật,... làm cơ sở xác định và đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp, gắn với yêu cầu nâng cao khả năng

Phùng ThịTuyết Nhung Trang 22

tự chủ, tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế hỗ trợ bảo đảm các đối tượng nghèo, đối

tượng chính sách có điều kiện tiếp cận các dịch vụ công cơ bản. Tăng

cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Thứ sáu, tăng cường quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và bảo đảm tính đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan trong quản lý, giám sát, khai thác và sử dụng tài sản công.

Thứ bảy, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc sắp xếp lại tổ

chức bộ máy, cải cách thủ tục và hiện đại hóa công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực có quan hệ với người dân và doanh nghiệp, như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, quản lý bảo hiểm, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường tính công khai,

minh bạch, bảo đảm sự giám sát của xã hội trong lĩnh vực tài chính -

ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Thứ tám, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng. Thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, kết hợp với thuế để ngăn chặn, xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.

Thứ chín, tiếp tục phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu, bao gồm cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cùng với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm. Phát triển, đa dạng hóa các kênh phân phối bảo hiểm bên cạnh các kênh phân phối truyền thống. Tăng cường kết nối sản phẩm bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác.

Thứ mười, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà

nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để quán triệt quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

Phùng ThịTuyết Nhung Trang 23

Tiu lun Kinh tếhc GV: TS. Đoàn Ngọc Phúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nguyên lý Kinh tế học – Global Advance – Master of Business Administration.

2. Tổng cục thống kê.

3. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

4. Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị - Báo cáo của Neu – Jica

5. Báo cáo kinh tế Vĩ mô Việt Nam quý IV/2020 - Nghiên Cứu của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR)

6. Bài viết: Tiếp tục thực hiện chínhsách tàikhóa chủ động, kỷluật, kỷ cương, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêuphát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc ph ng –an ninh năm 2021 – Đồng chí

Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

TỪ INTERNET: 1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_te_hoc 2. www.mof.gov.vn 3. http://vneconomy.vn/ 4. www.tapchitaichinh.vn 5. www.chinhphu.vn 6. https://www.gso.gov.vn 7. http://www.nghiencuukinhtehoc.com 8. http://www.khoahocvacongnghevietnam.com.vn 9. http://www.ueh.edu.vn 10. https://tapchicongsan.org.vn

Phùng ThịTuyết Nhung Trang 24

Một phần của tài liệu tiểu luận môn kinh tế học đề tài chính sách tài khóa của việt nam trong đại dịch covid 19 giai đoạn 2020 2021 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w