Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn suny in mukai thành phố shirako, tỉnh chiba, nhật bản (Trang 33)

2.1 .Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch

2.2.1 .Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản

2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam

2.3.1. Giới thiệu chung về sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của Việt Nam Việt Nam

- Trong những năm qua, dịch vụ khách sạn và du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

- Các chỉ số về lượng khách và tổng thu của dịch vụ khách sạn và Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm

- Các khách sạn ngày một nhiều, các khách sạn đua nhau được xây dựng lên cạnh tranh trên thị trường

- Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn và du lịch tại Việt Nam tại Việt Nam

 Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, biện pháp cạnh tranh ...Vậy sự thành công hay thất bại

trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều vai trò điều hành của bộ máy quản trị

Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý

 Điều kiện thị trường

Trước tiên chúng ta hiểu thị trường là nơi tập trung giữa người mua và người bán hay nói cách khác là nơi giao thoa giữa cung và cầu. Vì vậy sự biến đổi của cung hay cầu đều dẫn đến sự biến đổi của thị trường.

-Trước hết là sự biến đổi về cầu:

Chúng ta biết rằng khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của một khách sạn. Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi của trên thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như trình độ nhân thức, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hay xu hướng mới trên thị trường. Nghiên cứu về cầu lưu trú khách du lịch để doanh nghiệp của mình. Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú cao thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều khách đến, mặt khác có thể lựa chọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì trong chiến lược thu hút khách đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân phối để lôi kéo được nhiều du khách đến nhất.

-Sự biến đổi về cung:

Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý

trong từng thời kỳ để thu hút được khách đến. Trong bối cảnh hiện nay cầu cũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưng với những sắc thái khác nhau và yêu cầu đòi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn con đường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

 Các điều kiện kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước:

Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con người về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên. Vì vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốc gia ổn định và phát triển lành mạnh. Như vậy có nghĩa là tình hình kinh tế chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu trú do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn.

 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xa, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước…có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng, ảnh hưởng đến việc thu hút khách. Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho khách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động khách sạn được thông suốt đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ còn ngược lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch. Như vậy để công tác thu hút khách tiến hành thành công thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở vật chất kỹ thuật của từng doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa phương, quốc gia.

 Điều kiện tài nguyên du lịch

Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách là tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu

tố để doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sản phẩm du lịch.Việc phân loại tài nguyên và nghiên cứu tài nguyên du lịch giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh phải biết cách khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng của mỗi loại tài nguyên mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách.

 Các công cụ pháp luật chính trị

Công cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành du lịch. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền sở tại còn ngược lại nếu không có sự ủng hộ đó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó đây là yếu tố xúc tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong kinh doanh của mình.

 Môi trường tự nhiên xã hội

Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các ngành kinh tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu. Bởi vì ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác nhau nên mỗi khi có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đề ảnh hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch. Không chỉ có thể ngành du lịch còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị của một quốc gia. Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của một doanh

nghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến sự an toàn của du khách.

 Mức độ phát triển của nền kinh tế

Ngày này cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức liên kết cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn. Các doanh nghiệp khách sạn nằm trong quy luật vận động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải…Các ngành kinh tế có tác động qua lại thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp khách sạn.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh, và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tổ hợp khách sạn sunny in mukai và dịch vụ tổng hợp tại Thành phố shirako, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: khách sạn suny in mukai, thành phố shirako, tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Thời gian thực tập từ 25/7/2019-20/03/2020

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại khách sạn Sunny in mukai (Nhật Bản)

- Phạm vi thời gian: từ tháng 01/2017 đến năm 2019

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các tài liệu liên quan phần tổng quan: Thu thập qua Google, mạng và sách báotrong nước

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng tại cơ quan thống kê, internet.

- Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình cơ bản của khách sạn - Thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn nơi làm việc

3.2.2.

Thu thập số liệu sơ cấp

 Nhóm thứ 1: Các cán bộ quản lý của khách sạn (7 phiếu)  Nhóm thứ 2: Nhóm nhân viên khách sạn (15 phiếu)  Nhóm thứ 3: Khách hàng (20 phiếu)

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

- Học hỏi từ các nhà nghiên cứu, những người có trình độ chuyên môn

3.3. Nội dung nghiên cứu

1). Khái quát về vùng Shirako, tỉnh Chiba, Nhật Bản

2). Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Khách sạn Suny in mukai) từ 2017– 2019

- Hiệu quả kinh doanh, số lượng khách - Công xuất phòng, buồng

- Doanh thu, thu nhập từ T1/2017 đến 2019 của khách sạn Suny in mukai, thành phố Shirako, tỉnh Chiba, Nhật Bản

3). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch (Vị trí, kế hoạch chiến lược, chính sách marketing, khuyến mại, chất lượng dịch vụ, giá cả,đội ngũ nhân viên…) của tổ hợp khách sạn

4). Đánh giá các kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinhviên

5). Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn dulịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về tỉnh Chiba, Nhật Bản và khách sạn Suny in mukai

Tỉnh Chiba Nhật Bản (Chiba-ken) là một tỉnh thuộc vùng Kanto, Nhật Bản. Tỉnh này nằm ở phía bắc vịnh Tokyo, giáp với Ibaraki ở phía bắc, Saitama và Tokyo ở phía tây, phía đông trông ra biển Thái Bình Dương.

- Diện tích đất liền: 5156.62 km2 - Dân số: 6.278 triệu người (2019)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Địa lý tỉnh Chiba

Tỉnh Chiba là một cửa ngõ quan trọng kết nối Nhật Bản với toàn thế giới thông qua Sân bay quốc tế NARITA. Thành phố Chiba nằm trên tuyến đường nối Tokyo và Sân bay Narita với cự ly 39 phút cách trung tâm Tokyo và 29 phút cách Sân bay Narita.

Cùng với vị trí nằm bên bờ vịnh Tokyo với dân số khoảng 1 triệu, có thể xem Chiba là một thành phố lý tưởng ngoại vi của Tokyo.

Cũng chính nhờ vị trí thuận lợi này mà tỉnh Chiba được đánh giá như là cửa ngõ quan trọng để giúp Nhật Bản kết nối với thế giới bên ngoài nhờ sân bay quốc tế Narita.

Chiba có diện tích đất liền khoảng 5156.62 km2. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 534.4 km, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch ở đây phát triển.

Thời tiết, khí hậu tỉnh Chiba Nhật Bản

Đây là một tỉnh có nhiều đồng bằng và ít nhấp nhô, và độ cao trung bình của các khu vực miền núi thấp. Hơn nữa, vì dòng Kuroshio (dòng ấm) chảy ra ngoài Thái Bình Dương là yếu tố giúp Chiba có khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, khí hậu ở Chiba đặc biệt ấm áp, mùa đông đỡ lạnh, mùa hè thì ít nóng hơn so với các tỉnh khác.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản là 15,7 ° C (nhiệt độ trung bình tối đa 19,6 ° C, nhiệt độ trung bình tối thiểu 12,3 ° C). Nói chung đây là khu vực có khí hậu ấm áp nhất ở Nhật Bản.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hình 6: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Chiba Nhật Bản

Chiba nổi tiếng với vùng công nghiệp Keiyo với sự phát triển mạnh mẽ 3 ngành công nghiệp quan trọng như lọc dầu, hóa chất và chế tạo máy. Tỉnh Chiba còn có sản lượng Iốt từ mỏ khí ga lớn nhất Nhật Bản.

Hiện nay, chính phủ có đến trên 80 khu công nghiệp lớn nhỏ thu hút hàng trăm nhà đầu tư trong nước và thế giới. Cũng chính vì vậy mà tỉnh này liên tục cần và thu hút số lượng người lao động lớn.

Bên cạnh sự phát triển về công nghiệp thì Chiba là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, sản lượng nông nghiệp toàn tỉnh đứng thứ 2 trong số các tỉnh ở Nhật Bản, đặc sản nổi tiếng là lạc (đậu phộng). Ngoài các sản phẩm nông nghiệp như cà rốt, khoai, lê, cà chua… việc trồng lúa và hoa cũng như vật nuôi trong nước cũng ở hàng đầu.

Ngành ngư nghiệp cũng phát triển, sản lượng đánh bắt hải sản đứng thứ 5 (2002). Có nhiều khu nuôi tôm và cá chình rất lớn.

Chiba có ngành du lịch phát triển. Có nhiều khu vui chơi giải trí lớn nằm ở tỉnh này như Tokyo Disneyland, Tokyo Disneysea. Sân bay Narita là sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản cũng nằm ở đây.

Chiba là một trong những tình thành có nền giáo dục hàng đầu Nhật Bản. Tỉnh Chiba rất chú trọng phát triển nền giáo dục. Tình có rất nhiều trường đại học nổi tiếng, trong đó có đại học quốc gia Chiba là trường đại học quốc gia đa ngành, nằm trong top 10 những trường đại học đứng đầu Nhật Bản.

Nhìn chung tỉnh Chiba Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào việc phát triển nền giáo dục trong tỉnh. Do đó mà trường liên tục liên kết với nhiều trường đại học ngoài tỉnh cũng như các trường quốc tế để mở rộng môi trường học tập và trao đổi cho học sinh, sinh viên. Khuyến khích học tập, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học

Nhận xét một cách tổng quát, Chiba là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản. Không chỉ vậy đây còn là nơi có nền văn hoá, ẩm thực phong phú, chú trọng đẩy mạnh giáo dục nhằm mang đến sự phát triển mạnh mẽ nhất cho xã hội.

4.1.2. Khái quát về khách sạn Suny in mukai ( Chiba- Nhật Bản)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN:

- Khách sạn Suny in mukai là khách sạn 3 sao đưa vào hoạt động năm 1968, năm 2018 là kỷ niệm 50 năm thành lập khách sạn. Khách sạn nằm ở

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn suny in mukai thành phố shirako, tỉnh chiba, nhật bản (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)