VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giáo trình tư tưởng hồ chí minh (Trang 39)

Ở VIỆT NAM

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM theo con đường cách mạng vô sản.

Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là một nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử cận đại và hiện đại, sự phát triển của dân tộc Việt Nam đã được trải nghiệm qua các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc để xây dựng lại một chế độ phong kiến, hoặc để xây dựng một chế độ cộng hòa đại nghị tư sản đã bị bế tắc. Với điều kiện lịch sử mới, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Điều này chính là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế chứng minh con đường phát triển đó của dân tộc Việt Nam là tất yếu, duy nhất đúng, hợp với điều kiện của Việt Nam và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mac – Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.

- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mac – Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy trong lý luận Mac – Lênin sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong

Một phần của tài liệu giáo trình tư tưởng hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)