Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Vam sang thị trường EU ppsx (Trang 57 - 62)

4.2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu

Muốn hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thịtrường

EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương

hiệu nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nh•n mác và mẫu

m•, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký

xuất xứ hàng hoá, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả

nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm

đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với

rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu

trái cây tươi. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với

nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất

lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền

vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá

mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn

định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty

lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn

vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và

hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hoá đồng nhất, ổn định.

Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp phải

quan tâm đến một số luật thương mại quốc tế có liên quan như các hiệp

định WTO, các hiệp định khu vực và song phương trong đó có các hiệp

định ký với các nước ASEAN, các luật về thâm nhập thịtrường do EU ban

hành, và của từng nước thành viên; các quy định về thị trường và sản phẩm

do đối tác yêu cầu. Ngoài ra, các quy định pháp lý và phi luật về thâm nhập

thị trường EU gồm các quy định về thuế quan, các luật của EU về thâm

nhập thị trường, các đòi hỏi phi luật của đối tác thương mại về thâm nhập thị trường. Các quy định về thuế như thuế nhập khẩu: 4% trở xuống với

hang công nghiệp, trên dưới 10% đối với hàng nông sản (áp dụng với giá

nhập khẩu tối thiểu)... và các thuế khác như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt

đánh trên các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá.... ở mỗi nước. Các quy

định về rào cản hạn ngạch và thuế theo hạn ngạch (trong đó hạn ngạch cho

hàng dệt may đ• b•i bỏ từ tháng 1/2005 và hạn ngạch cho nông sản cũng sẽ

phải b•i bỏ), EU có 87 loại thuế theo hạn ngạch. Quy định về giấy phép

nhập khẩu và các chất cấm nhập khẩu. Các quy định pháp lý về thâm nhập

thị trường của EU như: Quy định về sức khoẻ, an toàn đối với các sản

phẩm công nghiệp phi thực phẩm, đối với thực phẩm, nông nghiệp hữu

cơ... Quy định vềmôi trường đối với những giải pháp bắt buộc nhằm giảm

thiểu chất thải bao bì và tái chế bao bì, EU có chỉ thị về hạn chế các chất

nguy hiểm.

KẾT LUẬN

Xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt

được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác,

nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có

sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu qua của

Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hoà nhập vào

xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy

nhêin tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản

thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung

của thị trường hàng hoá nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển

nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khảnăng thực sự về

mức độđáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu,

không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về

hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng

sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khảnăng sản xuất,

phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt Nam trên thị

trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra

xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa: ... 1

1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa: ... 1

1.2 . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa ... 1

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp ... 1

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp ... 1

1.2.3 Buôn bán đối lưu ... 2

1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu ... 2

1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ... 2

1.2.6 Gia công xuất khẩu: ... 3

1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa: ... 3

Chương 2 : Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU ... 10

2.1 Tổng quan chung về thị trường nông sản EU ... 10

2.1.1 Khái quát về thị trường EU... 10

2.1.2 Một sốđặc điểm chung về thị trường hàng hóa EU ... 10

2.1.2.1 Về tập quán và thị hiếu tiêu dung ... 10

2.1.2.2 Về kênh phân phối của liên minh châu âu ... 12

2.1.3 Chính sách ngoại thương của Liên Minh Châu Âu ... 13

2.1.4 Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU ... 14

2.1.5 Thị trường nông sản EU ... 16

2.1.5 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang EU ... 19

2.2 Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU ... 21

2.2.1 Sức khỏe và an toàn ... 24

2.2.2 Nhãn CE (European Conformity) ... 26

2.2.4 Quản lý chất lượng ... 33

Chương 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU... 37

3.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU ... 37

3.2. Cơ cấu thị trường và hàng nông sản Việt Nam vào EU... 37

3.2.1. Mặt hàng rau quả ... 38

3.2.2. Mặt hàng cà phê ... 40

3.2.3. Mặt hàng chè ... 41

3.2.4. Mặt hàng hồ tiêu ... 42

3.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU ... 43

3.3.1 Những lợi thế ... 44

2.3.3 Bên cạnh đó còn có những bất lợi ... 46

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam vào thị trường EU ... 49

4.1 Vềphía Nhà nước ... 50

4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển nông sản xuất khẩu ... 50

4.1.2. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ... 51

4.1.3. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ... 52

4.1.4. Các giải pháp thị trường và hỗ trợ xuất khẩu ... 53

4.1.5. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản ... 54

4.1.6. Định vị lại cây trồng chủ lực ... 55

4.2. Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất ... 56

4.2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu ... 56

4.2.2. Tìm hiểu luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế ... 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đề tài: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Vam sang thị trường EU ppsx (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)