Nhận dạng khuôn mặt tự động là một khái niệm tương đối mới, được phát triển vào những năm 1960. Hệ thống bán tự động đầu tiên cho nhận dạng khuôn mặt cần quản trị viên phải xác định được vị trí các điểm cần được đánh dấu (như mắt, tai, mũi và miệng) trên các bức ảnh, sau đó tính toán khoảng cách và tỷ lệ đến một điểm tham chiếu chung, cuối cùng đó được so sánh với dữ liệu để ra kết quả.
Vào những năm 1970, Goldstein, Harmon và Lesk1 sử dụng 21 loại thông tin cụ thể, chẳng hạn như màu tóc và độ dày môi để tự động nhận dạng. Vấn đề với cả hai giải pháp ban đầu này là các phép đo dựa trên vị trí, và cần sự tính toán thủ công của con người để có thể vận hành.
Năm 1988, Kirby và Sirovich áp dụng phân tích các thành phần nổi bật, một kỹ thuật đại số tuyến tính tiêu chuẩn vào việc nhận dạng khuôn mặt. Đây được coi là một phần của cột mốc thay đổi vì dưới một trăm giá trị được yêu cầu mã hóa chính xác một hình ảnh khuôn mặt được căn chỉnh và chuẩn hóa phù hợp.
Vào năm 1991, Turk và Pentland phát hiện ra rằng trong khi sử dụng kỹ thuật thành phần riêng, lỗi dư (residual error) có thể được sử dụng để phát hiện khuôn mặt trong hình ảnh - một khám phá có thể tạo ra được một hệ thống nhận diện khuôn mặt tự động, thời gian thực và đáng tin cậy. Mặc dù cách tiếp cận có phần bị hạn chế bởi các yếu tố máy móc của giai đoạn đó, nhưng nó đã tạo ra sự quan tâm đáng kể trong việc phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt tự động.
Công nghệ đầu tiên đã thu hút được sự chú ý rất lớn của truyền thông khi triển khai thử nghiệm tại Super Bowl tháng 1 năm 2001, trong đó ghi lại hình ảnh từ camera giám sát và so sánh chúng với một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số. Sau sự kiện này, đã có các phân tích về tính cần thiết của việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ nhu cầu quốc gia, trong khi vẫn quan tâm đến các mối quan tâm xã hội và quyền riêng tư của cộng đồng. Ngày nay, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được sử dụng để chống lại gian lận hộ chiếu, hỗ trợ thực thi pháp luật, xác định trẻ em mất tích, và giảm thiểu gian lận danh tính.