Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu thiết kế nhà máy sản xuất axit glutamic (Trang 96 - 107)

Bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ trong điều kiện khai thác triệt để là một trong những nhiệm vụ mang tính xã hội, kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia.

Việc thu nhận các chế phẩm hoạt hoá sinh học có liên quan với sử dụng vi sinh vật khác nhau trong sản xuất. Phân tích các phế thải của xí nghiệp vi sinh vật đã khẳng định rằng: không khí và nước thải vào môi trường xung quanh cần phải tiến hành vô trùng.

Hệ thống bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm các thiết bị làm sạch không khí thải, nước rửa thải.

9.2.1. Làm sạch không khí

Không khí thải vào khí quyển bị nhiểm các tế bào vi sinh vật, bị nhiểm cát bụi của các protein và các sản phẩm khác của tổng hợp vi sinh, được tạo ra trong giai đoạn lên men. Để giảm bụi của khí thải, thường sử dụng các máy lọc khí.

9.2.2. Làm sạch nước thải

Quá trình công nghệ thu nhận các sản phẩm vi sinh tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nước, chính một lượng nước này bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật độc hại, bởi các muối khoáng và các cấu tử hữu cơ.

Độ nhiễm bẩn của dòng nước được đánh giá theo hai chỉ số: COD và BOD (COD - lượng Oxy (mg) để oxy hoá hoàn toàn tất cả các chất nhiễm bẩn hoá học có trong một lít nước thải và BOD -lượng Oxy (mg), mà các vi sinh vật sử dụng để oxy hoá các chất hữu cơ có trong một lít nước thải).

CHƯƠNG X KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển đời sống người dân không ngừng được nâng cao và ngày càng có nhiều nhu cầu mới được đặt ra trong xã hội. Xu hướng phát triển của thế giới hiện nay đang đề cao lĩnh vực công nghệ sinh học nó là nguồn lực to lớn nhằm cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho con người theo chiều hướng có lợi nhất mà không gây hại cho môi trường sống của con người. Nước ta cũng đã và đang đầu tư theo chiều hướng này. Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều sản phẩm là ứng dụng của công nghệ sinh học, tuy nhiên vẫn còn nhiều sản phẩm vẫn nhập từ nước ngoài hoặc trong nước đã có nhưng hạn chế. Trong đó acid glutamic là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong y dược, thực phẩm, mỹ phẩm và các phòng thí nghiệm nhưng nước ta vẫn chưa có nhà máy sản xuất.

Sau hơn 3 tháng nghiên cứu tài liệu, học hỏi, cố gắng cùng với sự hướng dẫn của cô Trương Thị Minh Hạnh đến nay tôi đã hoàn thành tập đồ án với đề tài:

"Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic tinh thể năng suất 800kg/ngày"

Đây là một nhà máy sản xuất chính thức sản xuất mặt hàng acid glutamic ở nước ta, và có khả năng thực tiễn lớn nhằm giải quyết thị trường trong nước.

Trong quá trình thiết kế tôi đã nắm được những vấn đề về công nghệ sản xuất của nhà máy hoá chất cũng như áp dụng được những kiến thức đã học.

Tuy nhiên với thời gian thiết kế còn hạn hẹp tài liệu trong nước còn ít, cùng với sự hạn hẹp về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn nên tập đồ án này không tránh khỏi những sai sót, kính mong quí thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tập đồ án này ngày một hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, tháng 5/2008

Sinh viên thực hiện:

Trương Thanh Nhi

Tiếng việt

1.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2003), Vi sinh vật

học, NXB Giáo Dục.

2. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thao, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa, Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

3. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thao, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa, Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

4. Trương Thị Minh Hạnh (2004), Giáo trình sản xuất axít amin, ĐHBK Đà Nẵng.

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền (2004), Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

6. Lê Văn Hoàng (2004), Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

7.Nguyễn Đức Lượng (2002), Vi sinh vật công nghiệp, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

8.Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm (1992), Tập 1, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội.

9.Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm (1992), Tập 2, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội.

10.TS. Nguyễn Xuân Phương, TSKH. Nguyễn Văn Thoa (2005), Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm, NXB Giáo Dục.

11. Phan Sâm (1985), Sổ tay kỹ thuật nồi hơi, NXB Hà Nội.

12. Nguyễn Viễn Sum (1996), Sổ tay kỹ thuật điện chiếu sáng, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

12. Trần Minh Tâm (1995), Công nghệ vi sinh ứng dụng, NXB Nông Nghiệp.

13. Đồng Thị Thanh Thu (2000), Sinh hoá ứng dụng, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí

14. Trần Thế Truyền (1999), Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất, Khoa Hóa ĐHBK Đà Nẵng.

15. Trần Thế Truyền (1999), Kiến trúc công nghiệp, NXB Đà Nẵng.

Tiếng Nga

16.Ц..Ρ.ЗąЙЧИΚ(1997),ΟЂΟΥДΟΒАΗИЕПΡΕДПΡИЯТИЙ

ΒИΗΟДΕЛЂЧΕСΚΟЙ ΠΡΟΜЫΙΙΙЛΕΗΗΟСΤИ̦̦̦̦ Μоскьа.

Web

17. http//:ajinomoto.org, tra ngày 19/2/2008.

18.http//:physchem.ox.ac.uk/MSDS/GL/l-glutamic_acid.htm,tra 19/2/2008. 19. http//:vedan.com, tra ngày 19/2/2008.

20. http//:Watersurplus.com, tra ngày 20/2/2008.

21. http//:www.alibaba.com, tra ngày 5/3/2008; 1/5/2008. 22. http//:www.chinatianli.com, tra ngày 6/3/2008.

23. http//:www.sayde.org, tra ngày 8/3/2008.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG ILẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT ... 2

CHƯƠNG II CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ... 4

2.1. Chọn phương pháp sản xuất ... 4

2.2. Phương pháp lên men ... 5

2.3. Chủng vi sinh vật ... 6

2.4. Qui trình sản xuất acid glutamic ... 7

2.5. Thuyết minh qui trình sản xuất ... 8

CHƯƠNG III TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT ... 19

3.1. Giả thuyết ... 19

3.2. Biểu đồ sản xuất ... 19

3.3. Cân bằng vật liệu ... 20

3.4. Tổng kết ... 27

CHƯƠNG IV TÍNH TOÁN THIẾT BỊ ... 28

4.1. Công đoạn xử lý nguyên liệu ... 28

4.2. Thùng pha chế dịch lên men ... 37

4.3. Thiết bị thanh trùng và làm nguội ... 38

4.4. Thiết bị lên men ... 39

4.5. Thiết bị nhân giống ... 39

4.6. Thùng chứa dịch sau lên men... 41

4.7. Thiết bị trao đổi ion ... 42

4.8. Cation resin ... 43

4.9. Thiết bị kết tinh ... 43

4.10. Thiết bị ly tâm ... 44

4.11. Thiết bị sấy ... 44

4.12. Thiết bị đóng gói ... 45

4.13. Thiết bị lọc không khí, máy nén và quạt làm nguội ... 46

4.15. Sàn rung phân loại ... 47 4.16. Thiết bị vận chuyển ... 48 4.17. Chọn bơm ... 50 CHƯƠNG V TÍNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ... 56 5.1. Tính tổ chức ... 56 5.2. Tính xây dựng ... 59

CHƯƠNG VI TÍNH HƠI, ĐIỆN, NƯỚC ... 67

6.1. Tính hơi ... 67

6.2. Tính điện... 84

6.3. Tính chi phí nhiên liệu ... 90

6.4. Tính nước ... 91

CHƯƠNG VII TÍNH KINH TẾ ... 92

7.1. Tính tiền lương ... 92

7.2. Tiền bảo hiểm xã hội... 92

7.3. Vốn đầu tư xây dựng... 92

7.4. Vốn đầu tư cho thiết bị ... 93

7.5. Vốn đầu tư mua nguyên liệu và nhiên liệu... 96

7.6. Tính hiệu quả kinh tế ... 98

CHƯƠNG VIII KIỂM TRA SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT ... 99

8.1. Kiểm tra đầu vào của nguyên liệu ... 99

8.2. Kiểm tra các công đoạn sản xuất ... 99

8.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ... 101

CHƯƠNG IX AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ... 102

9.1. An toàn lao động ... 102

9.2. bảo vệ môi trường ... 104

CHƯƠNG X KẾT LUẬN... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu thiết kế nhà máy sản xuất axit glutamic (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)