1 / Sản lượng xi măng : 30.000 tấn/năm trong đó : - xi măng : 26.500 tấn Giá : 540.000 đồng/tấn - Bột xây : 3.500 tấn Giá :320.000 đồng/tấn 2/ Giá thành xi măng : 496.581 đ/tấn 3/ Giá dự kiến bán ( thực thu): (26.500 tấn x 540.000đ) + (3.500 tấn x 320.000 đ) = 514.333 đồng 30.000 tấn 4/ Lợi nhuận : (514.333đ - 496.518đ) 30.000 tấn = 532.560.000 đồng 5/ Nộp thuế : 946.260.000 đồng
7/ Phân bổ lợi nhuận:
Nộp cho nhà nước 32% : 532.560.000 đồng x 32% = 170.419.200 đồng
Còn lại phân ra 3 quỹ :
Quỹ khuyễn khích PT sản xuất KD : 181.070.400 đồng Quỹ khen thưởng : 126.749.280 đồng Quỹ phúc lợi : 54.321.120 đồng 8/ Thời gian thu hồi vốn = Vốn đầu tư x 365 ngày lợi nhuận + khấu khao 1.150.000.000 đồng x365 ngày = 635 ngày 661.070.400 đồng Vậy thời gian thu hồi vốn là 1 năm 9 tháng,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Chủ trương đầu tư là phù hợp với thực tế khách quan, đơn vi chủđộng sản xuất theo nhu cầu thị trường, theo thời điểm, tạo ra năng xuất cao, đảm bảo chất lượng xi măng, hạ giá thành sản phẩm.
- Qua số liệu tính toán thực tế sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
- Sau đầu tư sẽ giúp đơn vị hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 2006 và các năm tiếp theo, giúp đơn vị làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và cải thiện
đìều kiện lao động cho công nhân, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống cho người lao động.
-Bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất trên những dây chuyền công nghệ hiện đại mới lắp đặt cho các cán bộ kỹ
thuật trực tiếp vận hành sản xuất công ty quyết định sẽ đầu tư kinh phí để
mời các chuyên gia kỹ thuật đầu nghành đến giảng dậy cho tất cả công nhân kỹ thuật của công ty.
-Qua thống kê các trang thiết bị máy móc của công ty cho thấy hiện nay có tới 98% máy móc đang hoạt động dưới công suất thiết kế. Đây là một sự lãng phí rất lớn các nguồn lực của công ty và nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách giá của công ty. Sự lãng phí trên là do sự yếu kém trong công tác tổ chức sản xuất và sự thiếu đồng bộ của các trang thiết bị công nghệ sản xuất, mặt khác sự thiếu kinh nghiệm vận hành những dây chuyền công nghệ cao của những con người tham gia trong dây chuyền cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực sản xuất và sai lỗi trong vận hành. Để khác phục sự yếu kém này thì ban lãnh đạo công ty cần xem xét và bố trí lại cho hợp lý hơn các thiết bị máy móc trong dây chuyền, tránh tình trạng hạn chế và kìm hãm tốc độ sản xuất của nhau. Đối với một số bộ phận trong dây chuyền có công suất không đáp ứng được đòi hỏi của cả dây chuyền thì nhất thiết phải thay thế hoặc bổ sung ngay đểđảm bảo sựđồng bộ
kế nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và đẩy nhanh quá trình khấu hao TSCĐ để nhanh chóng thu hồi vốn đổi mới và nâng cấp trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại.Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm tra lại năng lực của các cán bộ
công nhân viên trực tiếp vận hành sản xuất để bố trí những người có đủ năng lực vào dây chuyền sản xuất đảm bảo xắp xếp đúng người đúng việc để tránh lãng phí.
-Giảm thuế nhập khẩu đối với những nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được
-Tăng cường hệ thống tư vấn chuyển giao công nghệ có chính ưu đãi
đối với loại hình tư vấn này để khuyến khích phát triển mạng lưới tư vấn chuyển giao công nghệ. Đây là một điểm yếu của Việt Nam và nếu làm tốt
điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới .
-Mở rộng hơn quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước -Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động huy động vốn cho các dự án đầu tư có trọng điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- UNID/ DSI : tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam nhà xuất bản chính trị quốc gia 1998.
2- Giáo trình: công nghệ và quản lí công nghệ – trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3- Tạp chí công nghiệp :
Số 13/2004; Số 5/2004; Số 22/2004; Số 17/2004; Số 23/2004; Số
1/2005; Số 2/2005.
4- Kinh tế và dự báo số 13/2005
5- Luận chứng kinh tếđầu tư máy nghiền xi măng 9T/h, xí nghiệp xi măng nội thương thuộc Công ty xây lắp thương mại I
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...0
Chương I: Một số lý luận chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ ...2
I. Các khái niệm ...2
1. Khái niệm công nghệ ...2
2. Khái niệm chuyển giao công nghệ ...7
II. Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ ...8
1. Nguồn gốc chuyển giao công nghệ. ...8
2. Thị trường chuyển giao công nghệ ...9
3. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ. ...9
Chương II: Thực trạng thiết bị công nghệ trong xí nghiệp xi măng nội thương của Công ty xây lắp thương mại I ... 12
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp Thương Mại I... 12
1. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua. ... 12
2/ Sự cần thiết phải đầu tư máy nghiền xi măng 9 tấn/h: ... 17
Quá trình phát triển: ... 17
Chương III: Giải pháp chuyển giao công nghệ máy nghiền xi măng 9 tấn/h và hiệu quả kinh tế sau đổi mới ... 18
A/ Những nguyên nhân, yêu cầu phải đầu tư máy nghiền xi măng 9 tấn/h ... 18
b/ Hiệu quả kinh tế sau khi đầu tư máy nghiền xi măng 9 tấn/h so với trước khi đầu tư ... 21
I/ Hiệu quả sau đầu tư so với trước khi đầu tư: ... 21
II/ Dự tính giá thành sau đầu tư cho 1 tấn xi măng : ... 22