Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 94 - 107)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Với Trung ương

Cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật và các văn bản có nhiều bất lợi đối với phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng trong các lĩnh vực; sớm ban hành, rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng; Theo dõi trực tiếp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật liên quan đến bình

đẳng giới trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Có chế độ ưu đãi đặc thù đối với những cán bộ nữ cố gắng, nỗ lực trong học tập, nghiên cứu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có vai trò quan trọng đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đật nước.

3.2.2. Đối với tỉnh Đắk Nông

- Sớm ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc tiến hành soát xét toàn diện thực trạng cán bộ nữ (kể cả nguồn cán bộ đương chức và nguồn quy hoạch) của các cấp, các ngành để chuẩn bị tốt nhân sự cấp uỷ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt trên 30%; cấp huyện trên 25%. Cần xác định rõ trách nhiệm cho người đứng đầu các cấp, các ngành chủ động chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, bố trí, sử dụng bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục đội ngũ cán bộ nữ LĐQL nhiệm kỳ sau có tỷ lệ cao hơn nhiệm kỳ trước.

- Quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, chủ trương về công tác cán bộ nữ của Đảng, nhất là người đứng đầu, từ đó nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất về công tác cán bộ nữ, lãnh đạo thực hiện chủ trương về công tác cán bộ nữ có hiệu quả. Thực hiện đánh giá công bằng đối với cán bộ nữ, coi trọng quy hoạch cán bộ nữ đảm bảo dân chủ, chặt chẽ, đúng nguyên tắc; đảm bảo những ngành, lĩnh vực có nhiều cán bộ nữ thì phải có cán bộ quản lý là nữ.

- Cần ưu tiên và quan tâm tuyển dụng cán bộ nữ, lao động nữ có trình độ đại học, trên đại học nhất là những ngành chiếm ưu thế về lao động nữ như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, lao động thương binh xã hội...Quan tâm phát hiện, bồi dưỡng các gương điển hình, các tài năng là cán bộ nữ ở các cấp, đặc biệt là cán bộ nữ dân tộc thiểu số, nâng tỉ lệ phát triển đảng viên mới là nữ. Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ nữ, kèm theo các chế tài để thực hiện. Quan tâm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho cán bộ nữ được tham gia các

khóa đào tạo, bồi dưỡng; có thêm điều kiện chăm sóc sức khỏe, nuôi con nhỏ, cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ nữ dân tộc thiểu số.

Tiểu kết chương 3

Để tăng đại diện của phụ nữ trong HTCT của tỉnh Đắk Nông, việc đảm bảo những biện pháp để đạt được số lượng đại biểu nữ là cần thiết. Chiếm gần một nửa dân số, sẽ công bằng và đảm bảo quyền của phụ nữ có đại diện ngang bằng trong HTCT để tham gia và đưa ra những quyết định liên quan đến chính cuộc sống của bản thân. Điều đó đòi hỏi cần phải bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các vị trí quy hoạch ứng viên tiềm năng, tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ và khích lệ họ phấn đấu thăng tiến trong sự nghiệp. Phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế sẽ góp phần tăng tính đại diện của phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Sự cải cách và sáng tạo từ môi trường kinh tế lành mạnh có thể mang đến những tập quán mới, tạo ra nhiều cơ hội cho sáng kiến, chấp nhận những giá trị mới qua đó tăng sự chấp nhận xã hội cho vị trí phụ nữ nói chung và phụ nữ lãnh đạo, quản lý.

Các vấn đề phát triển xã hội quan trọng như bình đẳng giới, bền vững môi trường, giáo dục, sức khỏe gia đình, an sinh xã hội, nguồn lực y tế có liên quan đến sự phồn vinh về văn hóa và kinh tế của địa phương, đến lượt nó, sẽ là cơ hội để phụ nữ có thể tham gia vào lĩnh vực chính trị và những hoạt động ngoài gia đình. Hoàn thiện thể chế về văn hóa theo hướng cởi mở và tự do cho các cá nhân trong xã hội cũng đóng vai trò quan trọng, xóa bỏ những rào cản, định kiến giới truyền thống vốn đã ăn sâu, bám dễ lâu dài trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

KẾT LUẬN

Đề tài đã giải quyết được 3 nhiệm vụ nghiên cứu, qua đó đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra

1- Nghiên cứu và phân tích các khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến vị trí, vai trò cán bộ nữ, tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ nữ từ các góc độ khác nhau làm cơ sở cho việc xác định các cách tiếp cận phù hợp với bản chất vấn đề, đó là tiếp cận theo quan điểm giới và phát triển, xác định những câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời làm định hướng cho điều tra thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ nữ LĐQL. Để đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ nữ LĐQL trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cần làm rõ khía cạnh: Tỷ lệ nữ tham gia LĐQL, chất lượng cán bộ nữ, công tác tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với cán bộ nữ cùng với nguyên nhân của nó. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính định hướng giúp cho cấp ủy tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các mục tiêu, chiến lược về bình đẳng giới trong công tác cán bộ và trong phát triển KT-XH của tỉnh.

2- Kết quả thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL trên địa bàn tỉnh Đắk Nông khẳng định tiềm năng và sự đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, những kết trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai về công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ là LĐQL ở các sở, ban, ngành và địa phương còn thấp nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn; chất lượng cán bộ nữ có mặt còn hạn chế nhất định như đội ngũ cán bộ nữ phát triển chưa vững chắc, thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao so với yêu cầu phát triển; phân bố không đều tại các địa phương, các ngành; luân chuyển cán bộ nữ còn khó khăn; công tác đánh giá cán bộ nữ vẫn khắt khe, định kiến về giới; quy hoạch cán bộ nữ còn khép kín trong cơ quan, đơn vị. Một trong những nguyên nhân do còn một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ

quan, đơn vị nhận thức về công tác cán bộ nữ còn chưa đúng; chưa tạo điều kiện để cán bộ nữ vươn lên; thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ chưa được đồng bộ. Một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, chưa vượt qua được những trở ngại gia đình, ngại phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý cũng như những hoạt động xã hội.

3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế cũng như phương hướng, quan điểm, mục tiêu chung về nâng cao chất lượng cán bộ nữ LĐQL của tỉnh, tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp chủ yếu: Tiếp tục nâng cao nhận thức, đổi mới quan điểm về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ nữ; Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ nữ; Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ, tạo điều kiện cho cán bộ nữ thực hiện tốt chức năng trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội; Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nữ; Phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu và cải tiến nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Bản thân cán bộ nữ không ngừng vươn lên về mọi mặt.

Các giải pháp này mang tính đồng bộ, cần thực hiện chúng trong tính tổng thể. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập tới vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL ở tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu quá trình CNH-HĐH, từ sự phân tích thực trạng của đội ngũ cán bộ nữ LĐQL ở tỉnh Đắk Nông phát hiện những vấn đề về chất lượng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL từ đó đề xuất một số quan điểm và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL tỉnh Đắk Nông trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Astrid. Tuminez (2012), Vươn tới đỉnh cao: Báo cáo về lãnh đạo nữ

ở Châu Á, tại trang https://www.vn.undp.org/content/dam/vietnam/

docs/Publications/30282_Factsheet_Women_Political_Representation_in_Vie tnam_VN.pdf, [truy cập ngày 20/9/2019].

2. Ban Bí thư Trung Ưng Đảng (1994), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày16/05/1994 về công tác cán bộ nữ, Hà Nội.

3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2012), Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KUTW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI), Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (xuất bản) (1989), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1982), Báo cáo về xây dựng Đảng, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (1999), Quyết định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/1999 ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đây là nạ vu Công Nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8. Bộ Chính trị (2012). Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo,

9. Bộ Nội vụ (2009. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcđáp ứng đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Hà Nội.

10. Baodantoc.com.vn (2018), Công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc

thiểu số: Cần có chính sách đột phá, tại trang https://www.moha.gov.vn/

congtaccanbonu/chuyen-de-ve-can-bo-nu/cong-tac-can-bo-nu-can-bo-dan- toc-thieu-40150.html, [truy cập ngày 25/8/2019].

11. Trương Thị Mai (2015), Tình hình tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị”. Hà Nội.

12. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII. 13. Nguyễn Thị Kim Oanh (2011), Một số đề xuất về công tác cán bộ nữ và thực hiện các chính sách đối với lao động nữ, Tọa đàm trực tuyến

Chính sách cán bộ nữ và chính sách lao động nữ nhằm phát huy vai trò của

phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

14. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2011), Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Hà Nội.

15. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần

thứ III của Đảng năm 1960, Hà Nội.

17. Ngô Thị Doãn Thanh (2011), Thành ủy Hà Nội với việc thực hiện Các chính sách đối với cán bộ nữ.

18. Đỗ Thị Thạch (2013), Về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống nh trị ở Việt Nam hiện nay.

19. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 192/2003 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, luôn chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức.

20. Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số 351, Đ - TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017- 2020.

21. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

23. Chính phủ (2017), Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

24. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 18, (2).

25. Nguyễn Đức Hạt (2009), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ

nữ trong hệ thống chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đỗ Xuân Định (1998), Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học Một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

27. Phạm Thu Hiền (2011), “Những rào cản đối với phụ nữ khi tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, (3).

28. Lê Thị Mỹ Hiền (2011), Quan điểm, thái độ và hành vi của người dân, cán bộ về khía cạnh giới trong lãnh đạo, quản lý uỷ ban nhân dân xã,

phường, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.

29. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2014), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp và công tác tham mưu của Hội LHPN Việt Nam, Lưu hành nội bộ.

30. Hoàng Thu Hà (2015). Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác cán bộ.

31. Lương Thu Hiền (2017), “Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo, quản lý trong khu vực công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo

khoa học Vấn đề bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Học

32. Lương Thu Hiền (2018), Giáo trình (cao cấp lý luận chính trị) giới

trong lãnh đạo, quản lý, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 1204/QĐ-BNV ngày 19 1/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý.

34. Bộ Nội vụ (2014). Báo cáo tổng kết năm 2014 về kết quả triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, Lưu hành nội bộ.

35. Bộ Nội vụ (2014). Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về binh đáng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Lưu hành nội bộ.

36. Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, hỗ trợ nữ cán bộ, công chứcđi tham gia đào tạo và thực hiện mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, Lưu hành nội bộ.

37. Bộ Nội vụ (2016), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016, Lưu hành nội bộ.

38. Trần Thị Huyền (2019), Quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Hồ

Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của của Đảng - Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, (1).

39. Bộ Nội vụ (2016), Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Lưu hành nội bộ.

40. Bộ Nội vụ (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (Khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Lưu hành nội bộ.

41. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 40, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

42. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2012), Báo cáo sự tham gia của phụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)