Những giải pháp kiến nghị hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật nhằm khắc phục tình trạng

Một phần của tài liệu Vấn đề xâm phạm quyền tác giả trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại Việt Nam. hực trạng và những giải pháp kiến nghị hoàn thiện Pháp luật (Trang 26 - 29)

d. Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

3.3.Những giải pháp kiến nghị hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật nhằm khắc phục tình trạng

khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật SHTT chỉ mang tính chất liệt kê mà không có sự giải thích cụ thể. Do đó, việc áp dụng để xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trở nên khó khăn, các hành vi này chủ yếu được định nghĩa theo nghĩa thông thường. Trong một số tranh chấp được giải quyết tại toà án, nhiều trường hợp toà án không viện đẫn các hành vi được quy định tại Điều 28 mà chi xem xét trên cơ sở Điều 19, Điều 20, tức là hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chũ sở hữu và kết luận hành vi xâm phạm. Do vậy, nếu có những quy định mang tính chất giải thích về hành vi xâm phạm thì có thể việc xác định trên thực tế sẽ đơn giản hơn. Một trong những cơ chế rất hiệu quả hiện nay mà chúng ta đang xây dựng là hệ thống án lệ.

Có thể từng hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu được quy định quá chi tiết trong Luật hay các văn bãn hướng dẫn thì việc áp dụng chưa thực sự tốt nhưng nếu có hệ thống án lệ về quyễn tác giả thì có thể giải quyết hữu hiệu vẫn đề này. Đây cũng chính là cơ chế bảo hộ được xây dựng ở nhiều quốc gia phát triển hiện nay, trong đó quy định của luật SHTT về quyền tác giả chỉ mang giả trị nền tăng.

Bên cạnh đó, cần bàn đến tính răn đe của các biện pháp xử lí hành vi xâm phạm quyền tác giả. Pháp luật đặt ra cả ba nhóm biện pháp để xử lí hành vi xâm phạm quyền SHTT: biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Tuy nhiên, không phải biện pháp nào cũng phát huy được hiệu quả. Hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung có thể gây ra những tác động xấu và thiệt hại lớn không chỉ cho chính chủ thể quyền mà còn ảnh hướng đến xã hội. Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, cần có sự quy định nghiêm khắc để xử lí các

hành vi xâm phạm, thậm chí là áp đặt hình phạt cao nhất30. Ngoài ra, hành vi xâm

phạm được thực hiện một cách cố ý và vì mục đích lợi nhuận phải bị trừng phạt ở mức cao hơn những trưởng hợp thông thường. Hiện lỗi không phải là một trong những yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bỗi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT. Về căn cứ xác định mức bồi thường. Luật SHTT không quy định rõ liệu rằng nếu xâm phạm với lỗi cố ý thì mức bồi thường có khác trường hợp không có lỗi hoặc lỗi vô ý không. Tuy nhiên, theo Thông tư liên tịch số 02, toà án dựa trên một số căn cứ để ấn định mức bồi thường như: hoàn cảnh, động cơ xâm phạm (xâm phạm do cố ý, do vô ý, do bị khổng chế, hoặc do bị lệ thuộc về vật chất, tinh thần, xâm phạm lần đầu, tái phạm); cách thực hiện hành vi xâm phạm (xâm phạm riêng lẻ, có tổ chức, tự thực hiện hành vĩ xâm phạm, mua chuộc, lừa đối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm); phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm; ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm. Tác giả đề xuất cần quy định lỗi là một căn cứ để xác định mức bồi thường đo hành vi xâm phạm quyền tác giả. áp dụng chung cho cả ba căn cứ xác định mức bồi thường

30 Shahid Alikhan, Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, nxb. Bản đổ, Hà Nội, 2007, tr. 154.

theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Luật SHTT. Theo đó, bổ sung khoản 1 Điều 205 Luật SHTT như sau: “Ngoài các căn cứ theo khoản 1 Điều này, toà án xem xét lỗi của bên gây thiệt hại để xác định mức bồi thường phù hợp, không thấp hơn tổng thiệt hại thực tế của nguyên đơn”..

KẾT LUẬN

Tóm lại, bảo vệ quyền tác giả là nhiệm vụ của Nhà nước và tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hành vi xâm phạm quyền tác giả không chi được ghi nhận trong pháp luật quốc gia mà còn trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo vệ tốt các đối tượng quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng còn là cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài, khiến các nhà đầu tư có niềm tin tốt khi mang các sản phẩm trí tuệ vào Việt Nam, tạo cơ hội để chúng ta tiếp cận nguồn sản phẩm sáng tạo từ thế giới

Trong xu thế của thời đại, khi mà việc phát triển mạng thông tin công nghệ 4.0 hiện nay, các cơ sở giảo dục đại học cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác bảo hộ quyền tác giả, xem đây là nhiệm vụ chiến lược và công tác tổ chức thực hiện bảo vệ quyền tác giả tại nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm. Có như thế, mới tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể quyền tác giả trong nhà trường một cách hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu và học tập. Chính vì lẽ đó, tác giả kiến nghị: Thứ nhất, nhà trường cần xây dựng quy chế riêng về bảo hộ quyền tác giả cho cơ sở giảo dục của mình, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm xây dựng quy chế từ các trường đại học khác; Thứ hai, nhà trường cần phát triển các biện pháp công nghệ để các chủ thể có thể tự bảo vệ quyền tác giả một cách hiệu quả; Thứ ba, quy định rõ việc phân bổ lợi ích giữa tác giả và chủ sở hữu trong hoạt động thương mại hóa các tác phẩm tác phẩm ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019

2. Giảo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến ( Đồng chủ biên), Nxb. Giảo dục Việt Nam, 2009

3. Giảo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013

4. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009

5. Quyết định số 3054/QĐ-ĐHCT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ.

6. Quy chế quản lý SHTT của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (Ban hành kèm theo Quyết định số 1396/QĐ-ĐHKT_QLKH ngày 11 tháng 5 năm 2015)

7. Quy định sở hữu trí tuệ trong Đại học Quốc gia TP.HCM (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ/ĐHQG-KHCN ngày 04/3/2019).

Một phần của tài liệu Vấn đề xâm phạm quyền tác giả trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại Việt Nam. hực trạng và những giải pháp kiến nghị hoàn thiện Pháp luật (Trang 26 - 29)