Những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Luận văn: “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” potx (Trang 63 - 65)

97 153 58 164 7,2 Lợi nhuận từ hoạt

2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại.

Nhìn lại, trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể.Nhưng do đây là hoạt động mới mẻ

đói với cả người vay mà còn đối với cả ngân hàng nên nó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể là :

*Quy mô cho vay còn quá nhỏ chỉ chiếm từ 1,4-2,2% Tổng doanh số cho vay. Mặc dù, đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm nhưng doanh số và dư nợ CVTD so với Tổng cho vay vẫn chưa cao,trong khi tình hình kinh tế trong giai đoạn 2005-2007 phát triển tốt là điều kiện để phát triển CVTD. Trong những năm 2005-2007, thị trường bất động sản khá sôi động, trong đó có hoạt động mua bán nhà đất, nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, do đời sống của người dân ngày một nâng cao nên nhu cầu mua ôtô, đi du lịch, đầu tư cho con cái đi du học tăng lên đáng kể. Trong tình hình thuận lợi như vậy mà kết quả đạt được về mặt doanh số không đáng kể so với tiềm năng đã chứng tỏ rằng hoạt động CVTD tại SGD1 vẫn chưa hiệu quả .

* Cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, chưa đa dạng, các hình thức tài trợ của ngân hàng còn mang tính chung chung như: Cho vay mua nhà , cho vay mua ôtô, cho vay mua những hàng hoá tiêu dùng…mà chưa có sự khác biệt để hấp dẫn khách hàng nên hoạt động CVTD tại ngân hàng vẫn chưa phát huy được hiệu quả.

* Ngân hàng chưa chú trọng quảng bá, khuyếch trương các sản phẩm ngân hàng nói chung và các sản phẩm CVTD nói riêng đến với khách hàng , nên không thu hút được nhiều khách hàng . Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các khách hàng truyền thống, còn số lượng khách hàng mới không cao.Đối tượng khách hàng vay vốn tiêu dùng tại chi nhánh chủ yếu là các cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập cao và ổn định. Còn đối tượng là các gia đình, những người có thu nhập trung bình, thấp thì lại chưa có sản phẩm hoặc khuyến khích họ tham gia vào thị trường CVTD này. Ngân hàng còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới và chưa linh hoạt trong khi cho vay.

* Hiện nay, SGD1 vẫn chưa có cơ chế CVTD bằng ngoại tệ. Đây là một hạn chế rất lớn trong quá trình hội nhập vào thị trường mới,có sự cạnh tranh đa dạng từ các tổ chức kinh tế, ngân hàng lien doanh của nước ngoài. Vì vậy, SGD1 cần nhanh chóng đưa thêm hình thức CVTD bằng ngoại tệ.

* Cho vay qua thẻ tín dụng đẫ bắt đầu được triển khai nhưng rất hạn chế, do một phần khách hàng còn mới với loại hình này, một phần vì công nghệ ngân hàng của SGD1 còn hạn chế .

* Đối tượng CVTD của ngân hàng chưa đa dạng. Hầu hết các khoản vay phải có tài sản đảm bảo. còn đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo chỉ cho vay đối với CBCNV làm tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Như vậy, với những đối tượng không thuộc những đối tượng trên và dù họ cũng có thu nhập cao và khá ổn định thì họ cũng sẽ không được xem là đối tượng mà ngân hàng thực hiện CVTD không có tài sản đảo bảo. mặc khác, mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa là 12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng nhưng không được vượt quá 50.000.000 VND. Điều này cũng chưa thực sự hợp lý, vì mức cho vay này quá nhỏ với những khách hàng muốn vay để mua sắm những tài sản lớn như: Nhà, ôtô…Những quy định như trên sẽ làm cho ngân hàng thu hẹp đối tượng cho vay và như thế nó tác động đến qui mô CVTD của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn: “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” potx (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w