Lựa chọn hình thức múa phụ họa và xây dựng các động tác múa phụ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH THỨC MÚA PHỤ HỌA VÀO TIẾT HỌC HÁT NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MÔN ÂM NHẠC TRƯỜNG THCS TÂY SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 27)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Lựa chọn hình thức múa phụ họa và xây dựng các động tác múa phụ

cảm, thả hồn vào các động tác múa, lời bài hát cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạc và cứng nhắc.

2.3.2. Lựa chọn hình thức múa phụ họa và xây dựng các động tác múa phụ họa họa

Múa phụ họa là công cụ để học sinh thể hiện bài hát, do đó với mỗi bài hát khi dạy cho các em giáo viên phải phân tích nội dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát thật kỹ để chọn động tác múa phù hợp. Với bài hát có giai điệu vui tƣơi, tình cảm, tha thiết hay nhịp nhàng thì có động tác múa khác nhau. Tùy theo mỗi bài mà chọn hình thức phù hợp.

Ví dụ: Trong giờ âm nhạc lớp 6 tiết 13, Ôn tập bài hát Đi cấy, dân ca Thanh Hóa. Sau khi phân tích tính chất bài hát có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển thể hiện niềm vui của ngƣời Thanh Hóa sau bao nhiêu vất vả, trong khi đi cấy họ vẫn cất cao lời ca tiếng hát và mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Giáo viên giới thiệu các động tác đặc trƣng của dân ca Thanh Hóa:

- Sáu thế tay:

Thế 1: Hai tay bắt chéo trƣớc ngực, thẳng ức, hai bàn tay dựng thẳng, ngón cái khép vào giữa bàn tay, lòng bàn tay hƣớng ra phía ngoài của thân ngƣời.

Thế 2: Hai cánh tay đƣa cao ngang vai, khuỷu tay hơi gập vào một chút (5o), bàn tay mở hƣớng lên.

Thế 3: Hai bàn tay đƣa vào, lên cao tạo thành hình ô-van, hai bàn tay mở hƣớng lên phía trên, các ngón tay chạm nhau thành vòng khép kín.

Thế 4: Từ trên cao, tay trái xoay cổ tay đƣa ra phía trƣớc mặt xế 45o, khuỷu tay hơi co lại, tay phải vuốt nhẹ đƣa xuống thấp xế hông phải, khuỷu tay hơi co, bàn tay cong, lòng bàn tay hƣớng ra phía ngoài của thân ngƣời. (Thế này, có thể thay đổi vị trí, tay phải cao, tay trái thấp).

Thế 5: Tay trái mở ngang với vai, khủy tay hơi co, lóng bàn tay hƣớng lên. Tay phải đƣa thẳng cùng chiều vai phải, cổ tay dựng thẳng, lóng bàn tay hƣớng ra phía ngoài của thân ngƣời.

Thế 6: Tay trái giữ nguyên ở vị trí cao, xế trƣớc mặt, tay phải vuốt lên phía trƣớc ngực, khuỷu tay co hƣớng phía tay trái.

- Sáu thế chân:

Thế 1: Hai bàn chân mép gót chạm nhau, lòng bàn chân và mũi chân mở thành hình chữ V.

Thế 2: Một chân làm trụ, chân kia đặt lên phía trƣớc của chân trụ (mũi chân trụ chạm gót chân kia) tạo thành một đƣờng thẳng.

21

Thế 3: Một chân làm trụ, chân kia đặt gót bàn chân sát gan bàn chân trụ hƣớng mũi chân ra phía ngoài của thân ngƣời.

Thế 4: Một chân làm trụ, chân kia để ký sau chân trụ (nửa bàn chân trên đặt sau gót chân trụ) gót rời khỏi mặt sàn.

Thế 5: Một chân làm trụ, chân kia vắt chéo qua chân trụ cách nhau một bàn chân, mũi chân trụ đối diện với gót chân kia.

Thế 6: Một chân làm trụ, chân kia đặt nửa bàn chân trên sát gan bàn chân trụ, gót chân nhấc khỏi mặt sàn.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH THỨC MÚA PHỤ HỌA VÀO TIẾT HỌC HÁT NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MÔN ÂM NHẠC TRƯỜNG THCS TÂY SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)