Thời điểm thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức chương “Sóng ánh sáng” (Vật lý lớp 12-Nâng cao) theo hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh. (Trang 64)

- Ngày 24 và ngày 31 tháng 03 năm 2016.(Tiết tự chọn)

6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Ở lớp ĐC do tôi trực tiếp giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống theo giáo án mà tôi đã soạnGIAO AN TAN SAC ANH SANG.doc. Trong quá trình dạy, tôi quan sát lớp học, hoạt động và thái độ của học sinh, khả năng nắm kiến thức bài học của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài tập.Cuối tiết học, tôi cho HS thực hiện phiếu kiểm tra 10 phút.

- Ở lớp TN, tôi tổ chức dạy học theo tiến trình đã soạn thảo, chụp ảnh thực nghiệm và phát phiếu học tập cho từng góc.Cuối tiết dạy, tôi cho HS làm phiếu kiểm tra 10 phút.

7. Kết quả thực nghiệm sư phạm: 7.1. Về mặt định tính:

+Đối với tiết dạy thực nghiệm kết quả đạt đƣợc: *Ở góc quan sát, các em say mê,

thích thú khi xem những đoạn video, và đƣa ra đƣợc những thắc mắc,nhận định ban đầu về bài học.Các em thực hiện phiếu học tập một cách nhanh chóng.

*Ở góc trải nghiệm, học sinh rất hứng thú và say mê thí nghiệm, một vài em làm thí nghiệm trong khi đó các em còn lại tò mò quan sát rồi cũng thay phiên nhau thực hiện thí nghiệm, các em tự tay tạo ra thí nghiệm nên có vẻ rất thích

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 64

thú.Và thực hiện phiếu học tập nhanh chóng. *Ở góc phân tích, sau khi ghi nhận kiếm thức từ giáo viên, các em suy nghĩ và tìm nhiều cách khác nhau để giải thích, phân tích mặc dù gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những tƣ liệu nhƣng các em cũng hoàn thành xong nhiệm vụ của nhóm.

*Ở góc vận dụng, các em còn lúng túng trong việc tìm ra các hiện tƣợng tán sắc trong tự nhiên và đời sống, sau khi ghi nhận kiến thức từ giáo viên, các em suy nghĩ và cùng nhau thảo luận, các em hứng thú trong việc tìm kiếm những thông tin trên mạng internet sau đó các em hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập đúng thời gian quy định.

+ Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ của mình, từng nhóm cử đại diện lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm mình:

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 65

-Qua tiết dạy và làm việc theo góc tạo môi trƣờng thuận lợi giúp cho HS có thể trao đổi, thảo luận cùng nhau tìm hiểu, phát hiện những kiến thức mới.Những HS yếu kém có cơ hội học tập những bạn giỏi hơn.Việc chia lớp thành nhiều Góc giúp cho các em phát triển những kĩ năng về ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thảo luân, kĩ năng bảo vệ ý kiến cá nhân…Thông qua việc tổ chức thành nhiều góc còn giúp cho HS phát triển năng lực hoạt động, HS có khả năng phát huy những khả năng sáng tạo, đánh giá, phân tích, vận dụng.

+ Đối với tiết dạy đối chứng (mang tính chất truyền thống)

HS tiếp nhận kiến thức một cách thụ động giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý thuyết, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của ngƣời học, do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế, HS không thực hiện đƣợc những thí nghiệm kiểm chứng do đó sẽ dễ quên những kiến thức mới học.

7.2. Về mặt định lượng:

7.2.1. Kiến thức của HS đạt được khi áp dụng các PPDH tích cực cụ thể là PP DHTG và lamap:

-Qua bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ta có kết quả nhƣ sau:

Lớp Số lượng câu hỏi Số lượng HS Số HS trả lời câu TN Số HS trả lời câu TL Số HS trả lời đúng câu TN Số HS trả lời đúng câu TL Số HS điểm trên TB Số HS điểm dưới TB TN 6 40HS 40 HS 100% 29 HS 72,5% 20 HS 50% 17 HS 42,5% 32 HS 80% 8 HS 20% ĐC 6 38HS 38 HS 100% 17 HS 44,% 12 HS 31,6% 9 HS 23,7% 20 HS 52,6% 18 HS 47,4%

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 66

Nhƣ vậy qua kết quả ở bảng thống kê chúng ta có thể thấy:

- Số HS tham gia trả lời câu hỏi ở cả hai lớp đều 100%, nhƣng ở lớp TN thì số HS trả lời đúng cao hơn lớp ĐC chứng tỏ sau bài học mức độ nhận biết và vận dụng của HS ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Từ những quan sát và số liệu ở trên, tôi nhận thấy đƣợc các ƣu điểm khi đƣợc học tập theo các phƣơng pháp dạy học tích cực, cụ thể là phƣơng pháp DHTG và Lamap các em hiểu bài hơn, có thể suy luận và vận dụng một cách nhanh chóng và đặc biệt nhớ bài lâu hơn.Mặc dù bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế trong việc tổ chức không gian lớp học và quản lí học sinh, dễ gây mất trật tự trong lớp học nếu GV không kiểm soát tốt, tổ chức lớp học tƣơng đối phức tạp, GV cần phải linh hoạt trong cách hƣớng dẫn học sinh, tốn nhiều thời gian soạn tiến trình dạy học cũng nhƣ chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cho tiết học.

Đồ thị đánh giá mức điểm của HS

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% HS trả lời đúng TN HS trả lời đúng TL HS điểm trên trung bình HS điểm dưới trung bình Thực nghiệm Đối Chứng

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 67

7.2.2 .Hứng thú của HS khi được thầy cô áp dụng các PPDH tích cực:

Đây là bảng số liệu mà tôi đã khảo sát đƣợc: STT Ích lợi khi sử sử dụng phƣơng

pháp dạy học Góc và Lamap

Mức độ sử dụng(%)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Giải quyết vấn đề nhanh hơn

thông qua hoạt động theo góc

62,5% (25HS) 32,5% (13HS) 5% (2HS) 2 Giúp em hiểu bài và nhớ lâu 75%

(30HS)

17,5% (7HS)

7,5% (3HS) 3 Hứng thú khi thiết kế phƣơng

án thí nghiệm kiểm chứng 67,5% (27HS) 35% (14HS) 22,5% (9HS) 4 Bài học lôi cuốn bởi những

đoạn video,hình ảnh . 87,5% (35HS) 10% (4HS) 2,5% (1HS) 5 Giúp các em có thêm kĩ năng

hợp tác ,thảo luận 47,5% (19HS) 42,5% (17HS) 10% (4HS) Nhƣ vậy với kết quả điều tra ở trên cho ta thấy khi áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực cụ thể là phƣơng pháp DHTG và Lamap đãtăng cƣờng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS kích thích tính tích cực của HS.HS đƣợc học sâu và hiệu quả bền vững,HS đƣợc tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: Nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với phƣơng pháp thuyết trình, HS nghe GV giảng bài một cách thụ động.

7.2.3. Đánh giá của GV khi sử dụng các PPDH tích cực trong tiết học, cụ thể là PP DHTG và PP lamap:

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 68

Đồ thị biểu diễn mức độ hứng thú của GV khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực

8. Kết luận thực nghiệm sư phạm:

Qua kết quả của thực nghiệm sƣ phạm, tôi nhận thấy đƣợc rằng khi dạy học theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh mà đặc biệt là kết hợp giữa phƣơng pháp góc và lamap trong tổ chức dạy học thì học sinh hứng thú hơn, thấy đƣợc học sinh có khả năng sáng tạo và tích cực trong học tập, HS có thể vận dụng giải thích các hiện tƣợng trong thực tế đời sống, HS có thể kiểm chứng bằng những thí nghiệm do chính các em thiết kế, nó giúp các em nhớ bài lâu hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, đó là:

+Có một số thành viên không chịu tích cực hoạt động nhóm,một số HS lại ỷ vào những ngƣời giỏi hơn.

+ Dạy học theo phƣơng pháp này tốn khá nhiều thời gian, dễ gây mất trật tự trong lớp học nếu GV không kiểm soát tốt, tổ chức lớp học tƣơng đối phức tạp, GV cần phải linh hoạt trong cách hƣớng dẫn học sinh, tốn nhiều thời gian soạn tiến trình dạy học cũng nhƣ chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cho tiết học.

+ Phƣơng pháp này áp dụng tốt đối với những bài học có thí nghiệm thì mới làm cho HS say mê, hứng thú với tiết học, còn những bài chỉ có lí thuyết hoặc chỉ có bài tập thì áp dụng phƣơng pháp này sẽ nhàm chán.

Mức Độ Hứng Thú

Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 69

+ Thực nghiệm sƣ phạm chỉ tiến hành ở hai lớp nên việc đánh giá còn nhiều hạn chế, đồng thời việc điều tra ý kiến của học sinh và giáo viên còn mang tính chủ quan.

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 70

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau thời gian nghiên cứu, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tôi nhận thấy đã thu đƣợc những kết quả sau:

- Đề tài đã thực hiện đúng các nhiệm vụ đặt ra.Đó là: Nghiên cứu lí luận về bản chất của các phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. - Tìm hiểu nội dung kiến thức của chƣơng “Sóng Ánh Sáng”-Vật lý 12 nâng cao và xác định đƣợc các kiến thức và kĩ năng cần đạt đƣợc của chƣơng.

- Vận dụng cơ sở lí thuyết đã nghiên cứu để thiết kế tiến trình dạy học ở một số bài học chƣơng “Sóng ánh sáng”-Vật lý 12 nâng cao theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Do thời gian thực nghiệm sƣ phạm không nhiều và điều kiện thực nghiệm ở các lớp học còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của đề tài còn chƣa sâu rộng, kiến thức nghiên cứu của đề tài còn hạn chế. Nếu sau này có cơ hội tiếp tục thực hiện đề tài, tôi sẽ nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn và mở rộng kiến thức qua các chƣơng khác.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã cố gắng hết khả năng của mình tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý và thông cảm của Thầy Cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Hƣơng Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sƣ phạm.

[2].http://text.123doc.org/document/1052333-phat-huy-tinh-tich-cuc-chu-dong- sang-tao-cua-hoc-sinh-trong-day-hoc-thi-nghiem-thuc-hanh-vat-ly-ban-khoa-hoc- tu-nhien-o-truong-trung-hoc-pho-thong.htm [3].http://www.pdu.edu.vn/a/index.php?dept=04&disd=&tid=177 [4].http://dhsptn.edu.vn/lichsu/index.php?language=vi&nv=news&op=Boi-duong- Giao-vien-Lich-su/Phuong-phap-Ban-tay-nan-bot-1-phuong-phap-moi-can-quan-tam- 140

[5].Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 (chƣơng trình chuẩn và nâng cao) (2010), NXB Giáo dục

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 72

PHẦN IV. PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƢƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG”

Câu hỏi được quy định như sau: Số thứ tự bài học trong tiến trình đã thiết kế.Kí hiệu của năng lực thành phần-Số thứ tự câu hỏi trong năng lực đó.

Bài 1: Tán Sắc Ánh Sáng

Bài 2: Nhiễu Xạ Ánh Sáng.Giao Thoa Ánh Sáng. Bài 3:Khoảng Vân .Bước Sóng Và Màu Sắc Ánh Sáng

CHỦ ĐỀ 1.TÁN SẮC ÁNH SÁNG

1. Danh mục các công cụ được sử dụng để đánh giá (bao gồm câu hỏi, bài tập, phiếu học tập,...) liên quan đến chủ đề.

1.K1-1. Hãy mô tả hiện tƣợng tán sắc ánh sáng khi qua lăng kính?

1.K1-2. Hãy nêu định nghĩa thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng?

1.K1-3. Hãy giải thích hiện tƣợng tán sắc ánh sáng?

1.K1-4. Hãy nêu các ứng dụng của sự tán sắc ánh sáng

1.K2-1 Hãy viết biểu thức mô tả sự phụ thuộc của góc lệch D của tia sáng truyền qua lăng kính với chiết suất n của lăng kính?

1.K3-1 Trong những ngày hè,khi cơn mƣa vừa tạnh trên bầu trời đôi khi xuất hiện cầu vồng nhiều màu sắc, đó có phải là hiện tƣợng tán sắc ko?Và giải thích vì sao có nhận định đó?

1.P1-1 Cho một số ví dụ về hiện tƣợng tán sắc ánh sáng có trong tự nhiên

1.P5-1 Hãy trình bày quá trình tổng hợp ánh sáng trắng khi ta quay đĩa quay bằng kim loại có dán tờ giấy có bảy màu lên đĩa tròn?

1.P8-1 Hãy đề xuất phƣơng án thí nghiệm để tổng hợp ánh sáng trắng Sau khi thực hiện thí nghiệm hãy nhận xét kết quả?

1.P9-1 Từ các thí nghiệm đã thực hiện hãy biện luận sự phụ thuộc của của góc lệch D của tia sáng truyền qua lăng kính với chiết suất n của lăng kính?

1.X2-1Hãy so sánh hai hình ảnh nhìn thấy trên màng E trƣớc và sau khi đặt lăng kính P1 xen vào giữa E và F ở thí nghiệm về tán sắc ánh sáng?Và giải thích tại sao?

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 73

1.C1-1Giải thích vì sao trên mặt đĩa CD lại có nhiều màu sắc sặc sỡ?

2. Phiếu học tập:

GÓC QUAN SÁT 1.Nhóm số: …. 2.Mục Tiêu:

-Quan sát video thí nghiệm để biết đƣợc thế nào là hiện tƣợng tán sắc ánh sáng -Tìm hiểu màu sắc của tia sáng mặt trời khi đi qua lăng kính.

-Tìm hiểu về ánh sáng đơn sắc qua phân tích thí nghiệm ở đoạn video

3.Dụng cụ,đồ dùng: -Máy chiếu , lap top

-Video thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng

C:\Users\Dell\Downloads\Thi nghiem tan sac anh sang.mp4

4.Nhiệm vụ:

-Nv 1: Quan sát hiện tƣợng xảy ra khi xem đoạn video -Nv 2: Đƣa ra những thắc mắc khi xem đoạn video

-Nv3: Viết báo cáo kết quả thí nghiệm và trình bày trƣớc lớp -Nv4: Nhận xét kết quả thí nghiệm qua đoạn video

GÓC TRẢI NGHIỆM 1.Nhóm Số:…….. 2.Mục tiêu:

-Thực hiện thí nghiệm để tạo ra ánh sáng trắng -Đƣa ra đƣợc kết luận về ánh sáng trắng

-Giải thích đƣợc sự tạo thành ánh sáng trắng qua thí nghiệm

3.Dụng cụ và đồ dùng: +Tờ giấy trắng

+Bút màu

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 74

4.Nhiệm vụ:

-Nv 1: Đƣa ra những thắc mắc về vấn đề GV đặt ra

-Nv 2: Mỗi thành viên trong nhóm đƣa ra những phƣơng án thí nghiệm để tạo ra đƣợc ánh sáng trắng

-Nv 3: Thiết kế phƣơng án thí nghiệm

-Nv 4:Nhận dụng cụ và đồ vật từ GV và tiến hành thí nghiệm -Nv 5:Viết báo cáo và trình bày trƣớc lớp

5.Các bƣớc tiến hành thí nghiệm: -Bƣớc 1: -Bƣớc 2: -Bƣớc 3: GÓC VẬN DỤNG 1.Nhóm Số:…….. 2.Mục tiêu:

-Tìm hiểu hiện tƣợng tán sắc ánh sáng(qua đoạn video trình chiếu ở đầu bài) -Vận dụng để giải thích hiện tƣợng tán sắc ánh sáng.

3.Dụng cụ và đồ dùng: - Laptop

4.Nhiệm vụ:

-Nv 1:Nhắc lại các công thức của lăng kính -Nv 2:Rút ra kết luận về sự tán sắc ánh sáng -Nv 3: Trình bày trƣớc lớp

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN

Trang 75

1.Nhóm Số:…….. 2.Mục tiêu:

-Dựa vào kiến thức GV đƣa raphân tíchmột số ứng dụng của sự tán sắc ánh sáng

3.Dụng cụ và đồ dùng: -lap top

-Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ

-Hình ảnh cầu vồng

4.Nhiệm vụ:

-Nv 1: Lắng nghe và ghi nhận kiến thức giáo viên đƣa ra:

Hiện tƣợng tán sắc ánh sáng là hiện tƣợng phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau.

-Nv 2:

+Phân tích sơ đồ cấu tạo của máy quang phổ +Phân tích hiện tƣợng cầu vồng sau trời mƣa -Nv 3: Trình bày trƣớc lớp

SVTH: HUỲNH THỊ NGỌC ANH GVHD: TRẦN THỊ HƢƠNG XUÂN Trang 76 KIỂM TRA 10 PHÚT MÔN: VẬT LÝ Họ và tên:... Lớp:... Trƣờng:... Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

BTTN:

Câu 1. Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc:

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức chương “Sóng ánh sáng” (Vật lý lớp 12-Nâng cao) theo hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh. (Trang 64)