- Chia sẻ rủi ro.Chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối.
Nhược điểm: chi phí lớn khó quản lý
Câu 2: Phân biệt phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Cho biết ưu, nhược điểm của từng phương pháp và cho ví dụ.
PP trực tiếp:
Ưu điểm: Người mua - cảm thấy yên tâm vì được mua tận gốc, ko qua trung gian, việc kêu ca phàn nàn hoặc xin tư vấn cũng được trả lời trực tiếp, độ tin cậy cao hơn.
Người bán - được tiếp nhận trực tiếp ý kiến khách hàng nên việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất sẽ kịp thời hơn, các dự báo thị trường có độ chính xác lớn hơn, đồng thời cũng có nhiều cơ hội tìm các hướng mới.
Nhược: Chi phí đội ngũ giao hàng, bán hàng, tư vấn, giải quyết (nói chung là nhân sự) lớn, từ đó dẫn đến các chi phí hoạt động, quản lý cũng lớn.
VD: Bưu diện có các bưu cục (cấp 1, cấp 2, cấp 3) bán hàng trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra còn phân phối sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến khách hàng lớn qua đội ngũ bán hàng tại các cơ quan, địa điểm của khách hàng
PP gián tiếp
Là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp/ nhà bán lẻ). Tuỳ theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là bán buôn hoặc bán lẻ. Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm hàng hoá
Ưu: Đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công xã hội về lao động cả giữa sản xuất và lưu thông và trong nội bộ lưu thông. Cho phép xã hội tối đa hoạt động thương mại trên mọi vị trí thị trường bán lẻ và ở mọi thời điểm phân bổ dân cư.
Nhược điểm: nhược điểm của kênh có bản chất là do kênh quá dài: Khi giữa các trung gian thương mại không có sự tiếp xúc, phối hợp hợp lý à kéo dài thời gian phân phối, tăng chi
phí hàng tồn kho…. Mức độ kiểm soát của doanh nghiệp đối với kênh và khả năng thích nghi với sự biến đổi của thị trường của kênh là không cao.
Câu 3: Trình bày các chiến lược phân phối tổng quát. Cho ví dụ.
Chương 9
Câu 1: Truyền thông là gì? Tại sao các DN phải làm công tác truyền thông.
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội.
Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia đúc kết, muốn có được 10% thi phần thì mức đô nhận biết của thương hiệu phải đạt được khoảng 70%- 80%, trong đó có 40-50% sẽ quan tâm đến sản phẩm, và khoảng 20% sẽ thích thú ham muốn dùng thử sản phẩm, trong đó sẽ có khoảng 10% tiêu dùng và trung thành với sảm phẩm.
Như vậy truyền thông để tạo ra 70-80% mức độ nhận biết sản phẩm và thương hiệu, đồng thời làm cho 40-50% thích thú và ham muốn về sản phẩm và thương hiệu, là việc làm rất khó khăn đòi hỏi những người làm truyền thông phải rất am hiểu về sáng tạo thông điệp quảng cáo, đồng thời phải có chuyên gia phân tích về số liệu các chỉ số khán giả của từng loại phương tiện, cụ thể theo từng khung giờ, chương trình truyền hình, radio, hoặc website. Có như thế mới có thể xây dựng chiến lược và thực hiện được chiến dịch truyền thông đạt được mục tiêu về nhận biết và tạo ra sự quan tâm và ham muốn về sản phẩm và dịch vụ.
Câu 2: Phân tích sự khác biệt giữa các công cụ trong xúc tiến: ưu, nhược điểm của từng công cụ.