- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
7. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo
7.3. Phân loại cơ quan quản lý hành chính nhà nước
* Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương
Vai trò của hành chính nhà nước ở trung ương thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chung, vĩ mô dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để thực thi các hoạt động lập quy mang tính hướng dẫn chung cho cả quốc gia thực hiện chi tiết việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật. Đồng thời bảo đảm cho cách quản lý hành chính nhà nước (triển khai thực hiện pháp luật) thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Hành chính nhà nước trung ương có trách nhiệm hoạch định chính sách chung về đối nội, đối ngoại quốc gia; đại diện bênh vực quyền lợi quốc gia, không bị ảnh hưởng quyền lợi của các địa phương; bảo đảm điều phối lợi ích quốc gia, lợi ích chung các địa phương và kiểm soát mọi quá trình quản lý xã hội. Trong một chừng mực nào đó, Chính phủ còn thay mặt cho cả quốc gia, đại diện cho tất cả các thiết chế nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, các cơ quan nhà nước khác có thể đình trệ, không hoạt động, nhưng chính phủ không thể không hoạt động.
Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ: Bộ Quốc phòng Bộ Công an Bộ Ngoại giao Bộ Xây dựng Bộ Tư pháp Bộ Tài chính Bộ Công Thương Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ Thông tin và Truyền thông
Biên soạn: TS. Phạm Quang Trung
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Y tế Bộ Nội vụ
Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường Và 4 cơ quan ngang Bộ: Ủy ban Dân tộc
Thanh tra Chính phủ Ngân hàng Nhà nước Văn phòng Chính phủ
* Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương
Hành chính nhà nước ở địa phương là hệ thống các cơ quan triển khai tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống ở địa phương. Chính phủ/Hành chính trung ương không thể trực tiếp điều hành tất cả các công việc của nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ nên cần có chính quyền nhà nước tại địa phương hoặc đại diện của chính quyền trung ương tại địa phương.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:
Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương:
Biên soạn: TS. Phạm Quang Trung
Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục.
Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục. Tại các xã, phường, thị trấn: các đội.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP. Bao gồm:
Sở Nội vụ Sở Tư pháp
Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài chính
Sở Công thương
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông - Công chính ở các thành phố trực thuộc trung ương)
Sở Xây dựng
Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Khoa học và Công nghệ Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Y tế
Thanh tra tỉnh
Văn phòng Ủy ban Nhân dân
Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh, chẳng hạn như Sở Ngoại vụ không phải tỉnh nào cũng có.
Biên soạn: TS. Phạm Quang Trung
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP. Bao gồm: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Phòng Nội vụ Phòng Tư pháp
Phòng Tài chính-Kế hoạch
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Phòng Văn hoá và Thông tin
Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Y tế
Thanh tra huyện
Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
Cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:
Phòng Quản lý Đô thị
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phòng Công Thương
Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo)
Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.
Biên soạn: TS. Phạm Quang Trung
Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây:
Trưởng Công an
Chỉ huy trưởng Quân sự Văn phòng-Thống kê Địa chính-Xây dựng Tài chính-Kế toán Tư pháp-Hộ tịch Văn hóa-Xã hội