Theo khảo sát được tiến hành trên 132 bà mẹ đến sinh con tại khoa, trong thời gian từ 01/6/2021. Đến ngày 30 /6/2021 Kết quả thống kê cho thấy:
Bảng 2.1. Tỷ lệ sinh thường
Đặc điểm sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Đẻ thường 97 73,48
Đẻ mổ 35 26,52
Tổng số 132 100
Qua việc thực hiện và theo dõi quá trình chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa Sản Trung tâm y tế huyện Hàm Yên so với quy trình chuẩn thường trải qua các bước như sau ( Theo phụ lục 1) số lượng sản phụ được thực hiện như sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp khảo sát số sản phụ được thực hiện quy trình chăm sóc
STT Nội dung số lượng sản phụ Đạt tỷ lệ % 1 Thời gian nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu sau sinh 20 20,62
2 Tình hình theo dõi tại phòng sinh: 97 100
3 Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản 40 41,24
4 Theo dõi co hồi tử cung: 97 100
5 chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục
ngoài 70 72,16
6 Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh: 97 100
7 Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh: 49 50,52
8 Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ: 30 30,93 9 Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh: 97 100
10 Tư vấn kế hoạch hoá gia đình: 97 100
2.2.1. Thời gian nằm tại phòng sinh:
Sau khi sinh, vấn đề quan trọng nhất là băng huyết sau sinh, do đó cần có thời gian để theo dõi sát sản phụ tại phòng sinh và sau khi sinh xong sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh trong 2 giờ đầu.
Thực tế sản phụ sau khi sinh tại khoa, trong 97 sản phụ chỉ có 20 sản phụ được nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu đạt 20,6 %. Thời gian nằm theo dõi tại phòng sinh thường không đủ 2 giờ đầu mà sau đó sản phụ được chuyển về phòng hậu sản vì bàn đẻ phải dành cho các sản phụ khác vào nằm chờ sinh do điều kiện tại khoa chưa có nhiều bàn nằm chờ đẻ cho các sản phụ.
2.2.2. Tình hình theo dõi tại phòng sinh:
Tại phòng sinh của khoa, 100% sản phụ được theo dõi về sản dịch, sự co hồi tử cung và lượng cũng như màu sắc của nước tiểu sau khi thông tiểu cho sản phụ sau sinh. Kết quả đã phát hiện được 02 sản phụ chảy máu sau đẻ tìm được nguyên nhân là đờ tử cung sau đẻ và đã được xử trí kiểm soát tử cung sạch, dùng thuốc tăng co tử cung, truyền dịch.
2.2.3. Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản:
Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn để tránh những biến chứng có thể sảy ra trong giai đoạn này như băng huyết, tắc mạch... số lần thực hiện là 2 lần/ngày.
Theo quy trình chuẩn là sản phụ sau sinh được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như: đo huyết áp, cặp nhiệt độ, đếm mạch... 2 lần/ngày, tuy nhiên thực tế sau khi về phòng hậu sản nằm theo dõi sản phụ được thực hiện như quy trình chuẩn chỉ đạt 41,24 %( tăng số liệu) vì công việc tại khoa phòng luôn bận rộn, số NHS không đủ để thực hiện được hết các bước. Việc theo dõi sản phụ lúc này chỉ dựa vào cách hỏi sản phụ và nhờ người nhà sản phụ cùng quan sát và theo dõi các dấu hiệu bất thường báo cho NHS, Bác sỹ.
2.2.4. Theo dõi co hồi tử cung:
Hằng ngày sản phụ được theo dõi sát về sự co hồi tử cung, sản dịch, tiểu tiện; thực tế tại khoa sản phụ được các bác sỹ khám 1 lần/ ngày, các nữ hộ sinh đi buồng theo dõi thường xuyên.
2.2.5. Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài: Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài tốt sẽ tránh được nhiễm trùng sau sinh. Vì thế, sản phụ phải được hướng dẫn và chăm sóc thường xuyên.
Trong các phòng hậu sản đều có công trình vệ sinh, theo hướng dẫn thì các mẹ trong ngày đầu sau sinh nên thay băng vệ sinh 4-5 lần, trước mỗi lần thay đều rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước chín hay nước sạch bằng cách dội nước rửa và thấm khô, rửa sau mỗi lần đại tiểu tiện... Xong do các vật dụng ở viện không được đầy đủ như ở nhà, đôi khi do nhiều lượt bệnh nhân nằm tại khoa nên có khi vòi nước còn bị hỏng chưa được sửa chữa kịp thời, xô chậu để đựng nước có khi không được sạch sẽ, phòng vệ sinh thì chật trội do nhiều người cùng dùng chung... và đó cũng là những khó khăn để các mẹ khó thực hiện được cách vệ sinh theo hướng dẫn. Vì vậy trong 97 sản phụ sau sinh chỉ có 70 sản phụ thực hiện được vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và TSM đạt 72,2 %. Trong đó sản phụ tự vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài là 50 trường hợp và 20 trường hợp được NHS làm thuốc 2 lần / ngày.
2.2.6. Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh:
Đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho sản phụ việc chăm sóc, theo dõi sau sinh được thực hiện nghiêm túc. 100% các sản phụ được hướng dẫn tốt một số vấn đề như: vận động sau đẻ, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi hay nhận biết các dấu hiệu bất thường.
Sau khi sinh, các mẹ vẫn có cảm giác đau và cảm giác khó chịu, NHS hướng dẫn các mẹ tư thế nằm thoải mái, nằm nghiêng, co gối hoặc nằm ngửa kê ngối dưới kheo chân. Hướng dẫn các mẹ ngồi dậy, tập đi xung quanh giường một cách nhẹ nhàng, đỡ mông khi thay đổi tư thế ở người có vết khâu tầng sinh môn, hướng dẫn cách thư giãn, cách thở, dùng thuốc giảm đau theo y lệnh.
Hình 2.2. Hướng dẫn mẹ tư thế nằm nghỉ phù hợp sau khi sinh 2.2.7. Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh:
Dinh dưỡng cho sản phụ không những quan trọng trong thời gian mang thai, mà còn quan trọng trong thời kỳ hậu sản. Một phần để mẹ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau cuộc vượt cạn một mình, phần khác để mẹ có đủ sữa cho con
bú.
Sau khi sinh tại khoa, 100% sản phụ thường được NHS hướng dẫn người nhà mua cho sản phụ 01 bát cháo nóng với thịt băm thường được bán tại căng tin Trung tâm cho sản phụ ăn. Trung tâm tuy đã có khoa dinh dưỡng nhưng chưa triển khai được các xuất ăn dinh dưỡng, hoạt động dinh dưỡng tiết chế chủ yếu tổ dinh dưỡng tư vấn là chính, việc ăn uống của các bệnh nhân nói chung cũng như các mẹ nằm tại khoa sản của trung tâm y tế nói riêng, vấn đề ăn uống hàng ngày đều phải tự phục vụ và mua tại căng tin của TTYT cũng như các quán ngoài trung tâm, chính vì lí do đó mà chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh thường không đủ năng lượng và tỉ lệ G:P:L chưa hợp lý. Chỉ đạt 50,5%
2.2.8. Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:
Tử cung bắt đầu co hồi ngay sau khi bé ra đời, và việc cho con bú mẹ giúp quá trình co hồi tử cung nhanh và hiệu quả hơn
Nuôi con bằng sữa mẹ, đây là tập quán của chúng ta, nhưng cho trẻ bú thế nào là đúng thì không phải tất cả các bà mẹ chúng ta đều hiểu đúng, trong đó bú sớm sau sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ chưa trở thành một thói quen của các bà mẹ. Họ chưa hiểu được tầm quan trọng của bú sớm sau sinh. Bú sớm sau sinh không những có lợi cho mẹ mà còn có lợi cho con.
Chính vì lý do đó mà 100% sản phụ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh, phần lớn các sản phụ chưa có sữa về ngay sau đó, vì vậy các bé lúc này thường được người nhà pha cho uống sữa ngoài hoặc uống mật ong vì lúc này người nhà sợ rằng mẹ chưa có sữa các bé sẽ bị đói. Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ đạt 30.1% mặc dù đã được các NHS hướng dẫn là sau đẻ cho trẻ bú sớm và chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ.
Hình 2.3. Hướng dẫn sản phụ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 2.2.9. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh:
Chăm sóc trẻ sơ sinh theo khoa học không phải tất cả sản phụ đều biết, ngay cả những sản phụ sinh con rạ. Chăm sóc rốn trẻ, vệ sinh trẻ, nuôi dưỡng trẻ và một số bất thường sảy ra trong những ngày đầu của cuộc sống, các sản phụ cần phải hiểu rõ và thực hành một cách thuần thục để tránh những vấn đề có thể sảy ra cho trẻ.
Tại khoa, sau khi sinh sản phụ được đưa về phòng hậu sản nằm nghỉ để theo dõi. 100% các bé ngay sau sinh sẽ được hướng dẫn tiêm phòng sớm nhất ngay tại khoa, được các NHS tắm cho bé, thay quần áo cho bé sạch sẽ, chăm sóc rốn cho bé theo quy trình.
Hình 2.4. Nữ hộ sinh tiêm cho trẻ tại khoa.
Hình 2.5. Nữ hộ sinh tắm cho bé tại khoa. 2.2.10. Tư vấn kế hoạch hoá gia đình:
Kế hoạch hoá gia đình đã trở thành một quốc sách. Vì thế, những người trưởng thành cần biết các biện pháp tránh thai, đặc biệt đối với đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Môi trường bệnh viện là một trong những nơi áp dụng điều này tốt nhất, nhất là tại khoa sản, các sản phụ sau sinh đều được tư vấn về kế hoạch hoá gia đình.
KHHGĐ. Nhưng chúng ta cần theo dõi lâu dài và nhắc lại các biện pháp KHHGĐ cho các sản phụ sau khi sinh được ra viện về nhà nhờ vào các y tá thôn bản tại nơi cư trú của sản phụ.
2.2.11. Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh:
Sau sinh, sản phụ thường có những lo lắng về mặt sức khoẻ, tinh thần, nhất là mối quan hệ trong gia đình. Những điều này nếu không được giải quyết tốt dễ tạo nên những stress cho sản phụ.
Ngoài những lo lắng về mặt tinh thần, sản phụ còn chịu đau về thể xác như: cơn co hồi tử cung hay vết đau tại tầng sinh môn bị cắt. Vì thế, sản phụ cần được hướng dẫn và trấn an về điều này. Trên thực tế các sản phụ sau sinh tại khoa ít được tìm hiểu kỹ về mặt tâm lý chỉ đạt 10,3% số sản phụ đã điều trị tại khoa.
Chương 3 BÀN LUẬN