Bảng 4.2. Dân số theo độ tuổi của Xã Dũng Phong năm 2019

Một phần của tài liệu Đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 02 tỷ lệ 1 1000 xã dũng phong, huyện cao phong, tỉnh hòa bình bằng công nghệ toàn đạc (Trang 36 - 82)

1 Tổng nhân khẩu Người 6.099

2 Tổng số hộ Hộ 2.032

3 Hộ nông nghiệp Hộ 542

4 Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.542

5 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên % 0,75

6 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên Triệu/người/năm 18

* Lao động, việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp của Xã còn cao, nhất là lao động nông nghiệp; để giải quyết vấn đề này đòi hỏi Xã phải có những biện pháp tích cực để chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng lao động có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2006 có 178 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,53%, đến cuối năm 2009 chỉ còn 69 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,14% trong số các hộ dân.

Bảng 4.2. Dân số theo độ tuổi của Xã Dũng Phong năm 2019

STT Độ tuổi (tuổi) Xã Dũng Phong Số người (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 16 2.435 36,04 2 16 - 60 2.894 48,94 3 Trên 60 798 15,01 Tổng 6.127 100

(Nguồn: UBNN xã Dũng Phong, 2019)

4.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Dũng Phong

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai * Thực hiện các văn bản pháp luật

Công tác tuyên truyền, tổ chức phổ biến Luật đất đai của xã đã có nhiều chuyển biến. Từ năm 2003 đến nay đã tổ chức được nhiều các lớp học và tập huấn về Luật đất đai 2003. Cán bộ xã phối hợp cùng cán bộ cấp trên có những buổi tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật đến các lãnh đạo thôn, bà con nhân dân. Xã cũng tích cực trong quá trình tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý và sử dụng đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho nhân dân hiểu và thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và nhất và không vi phạm các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

* Hoạch định và quản lý địa giới hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT xã Dũng Phong phối hợp cùng các cơ quan có chức năng tiến hành rà soát ranh giới của xã với các xã lân cận và đi đến thống nhất đóng mốc ranh giới cố định, thành lập hồ sơ quản lý ranh giới xã và làm các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Công tác đo đạc thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính

Công tác đo đạc bản đồ của xã được tiến hành từ những năm 1978 và được chỉnh lý năm 1992 nhưng chất lượng bản đồ còn thấp do công nghệ còn lạc hậu, khâu bảo quản bản đồ không được chú trọng, đến nay đã thất thoát một số tài liệu. Hiện tại xã chưa được đo đạc bản đồ chính quy mới bằng công nghệ số xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được chỉnh sửa làm mới ở các kỳ kiểm kê và thống kê đất đai hàng năm.

* Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Thường xuyên xây dựng, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ở địa phương

* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất ở địa phương

Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng đất trong các lĩnh vực khá cao. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình, các cá nhân diễn ra thường xuyên. Do đó công tác xây dựng và quản lý hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất là nhiệm vụ hàng đầu của xã, đảm bảo ngày càng chặt chẽ đúng với các quy định của pháp luật về đất đai.

* Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã tương đối đầy đủ, đúng thủ tục, chặt chẽ và chính xác, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt xấp xỉ 100% và đất ở đạt 80%.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo cho người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân và các tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận do vậy trong thời gian tới cần hoàn thiện hồ sơ thủ tục để cấp giấy chứng nhận cho số lượng này.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê được thực hiện theo đúng định kỳ hàng năm, kiểm kê thực hiện 5 năm 1 lần và có chỉnh lý biến động kịp thời.

* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây công tác quản lý đất đai có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao, trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng đất đai

Tổ chức hoà giải và giải quyết tốt các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài, xử lý nghiêm các trường vi phạm pháp luật đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.

Hàng năm, cùng với các ban ngành của Huyện đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở, thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã.

* Giải quyết tranh chấp về đất; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Công tác giải quyết tranh chấp về đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được duy trì thường xuyên và được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của xã Dũng Phong là 932.84 ha, diện tích các loại đất cụ thể như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp hiện nay của xã Dũng Phong là 675,38 ha, chiếm 71,40% tổng diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp xã Dũng Phong gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp có 631,74 ha trong đó đất trồng cây hàng năm là 594,15ha chủ yếu là trồng lúa ; đất trồng cây lâu năm là 213,59 km2. Xã Dũng Phong chủ yếu trồng lúa.

- Đất lâm nghiệp có 61,76 km2 chủ yếu là trồng keo, mỡ, bạch đàn.

- Đất nuôi trồng thủy sản có 22,67 km2.

* Nhóm đất phi nông nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất ở

Diện tích đất ở tính đến tháng 12 năm 2013 là 256,44 ha chiếm 27,49% tổng diện tích tự nhiên. Đến nay có trên 151,67 ha diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần còn lại chưa cấp là do chưa đầy đủ giấy tờ hợp lệ và một số ít chưa tiến hành làm thủ tục hợp thức hóa.

- Đất chuyên dùng

Hiện tại Dũng Phong có 157,36 ha đất chuyên dùng 11,77% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Dũng Phong năm 2019

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%)

1 Tổng diện tích tự nhiên 932,84 100,00

2 Nhóm đất nông nghiệp 675,38 72,40

3 Nhóm đất phi nông nghiệp 256.44 27,49

4 Đất chưa sử dụng 1.03 0,11

(Nguồn: UBND xã Dũng Phong, 2019)

Cơ cấu sử dụng đất như trên hiện nay tương đối hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm, diện tích đất chưa sử dụng còn ít. Trong giai đoạn quy hoạch cũng cần quan tâm đến việc cải tạo quỹ đất này để đưa vào khai thác sử dụng một cách triệt để nhất.

Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy đất nông nghiệp chiếm 72,40% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao mức sống nhân dân trong những năm tới cần đưa nhanh khoa học kỹ thuật và sản xuất, chú trọng thâm canh tăng vụ kết hợp cải tạo đất để sản lượng lương thực được nâng cao, và tính xa cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong khi đất nông nghiệp đang chuyển dần sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

4.2 Công tác ngoại nghiệp

4.2.1 Hệ thống lưới khống chế đã có trong khu đo

Trong quá trình thực tập thành lập bản đồ địa chính tại xã Dũng Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình do thời gian hạn chế và tiến độ công trình nên tọa độ các điểm lưới địa chính em đã kế thừa các tọa độ có sẵn đã được đo vẽ và nghiệm thu. Tất cả các trạm đo đều rất đầy đủ không hề thiếu sót, bị lệt hay vùi lấp. Chất lượng các điểm rất chuẩn xác đảm bảo chất lượng để phục vụ cho công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính.

Bảng 4.4. Tọa độ điểm lưới địa chính

STT Tên điểm Tọa độ

X(m) Y(m) 1 KV-03 2024798.038 557007.154 2 KV-04 2025251.579 557433.926 3 KV-05 2024099.071 560125.723 4 KV-06 2024178.067 558487.855 5 KV-07 2023790.311 556058.943 6 KV-08 2023149.501 557570.992 7 KV-09 2023236.471 559310.534 8 KV-10 2023673.516 560587.315

(Nguồn: Công ty TNHH Phương Bắc)

4.3. Ứng dụng phần mềm Microsation và Famis để thành lập bản đồ địa chính xã Dũng Phong, huyện Cao Phong

4.3.1. Công tác chuẩn bị

Cần chuẩn bị các tài liệu về bản đồ và các số liệu đã đi đo vẽ, máy móc đảm bảo tính ổn định

4.3.2. Xử lý số liệu

Thao tác đúng các bước để đưa số liệu và máy để máy có thể tính toán chính xác các điểm

Bước 1: Khởi động chương trình Microstation, tạo file.dgn và khởi động chương trình Famis

Từ thực đơn File của chương trình Microstation tạo New file để tạo một file.dgn mới lấy tên là DungPhong.dgn - đây chính là file.dgn mà chúng ta sẽ phun điểm chi tiết để vẽ bản đồ.

Gõ tên File cần tạo và sau đó ấn Enter ta được File cần tạo. Khi đó màn hình hiển thị:

Để chọn seed thích hợp cho file cần tạo, vào :

C:\win32app\ustation\wsmod\default\seed_bd. Hộp thoại Select Seed File Xuất hiện sẽ liệt kê các seed cho ta chọn:

Từ Menu chính chọn Settings Design File Working Units để đặt đơn vị bản vẽ.

Chọn đơn vị bản vẽ ấn OK File Save Settings để nhớ các đơn vị đã đặt. Sau đó lập file cần mở thư viện cell. Từ Menu chính chọn Element Cells File Attach Kyhieudc.cell OK.

Sau đó màn hình hiển thị.

Từ lệnh của Microstation: Utilities MDL Applications.

Hiển thị của sổ MDL ta chọn Browse xuất hiện cửa sổ vào c:\famis\famis.ma ấn OK ta chạy được phần mềm famis.

Ấn vào Cơ sở dữ liệu bản đồ và chọn kết nối cơ sở dữ liệu để hoạt động Cơ sở dữ liệu bản đồ. Tiếp tục là giống với Cơ sở dữ liệu

trị đo và chọn nạp phần xử lý trị đo để khởi động Cơ sở dữ liệu trị đo.

Bước 2: Chút số liệu tạo bản đồ nền

Từ phần mềm Famis: Cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu Import tìm đến file số liệu đo. Trên màn hình hiển thị:

Bấm OK và tiếp tục thao tác nhập điểm.

Bấm chấp nhận rồi ra khỏi.

Tiếp tục vào cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo khi đó màn hình xuất hiện:

Hình 4.1 Kết quả hiển thị điểm đo chi tiết lên bản đồ nền

Bước 3: Nối điểm đo chi tiết

Sau khi phun các điểm đo chi tiết ta sử dụng các thanh công cụ của phần mềm MicroStation để nối các điểm theo sơ đồ.

Hình 4.2 Nối điểm đo chi tiết

Bước 4: Sửa lỗi cho bản đồ nền vừa tạo

Sau khi đã nối hết các điểm chi tiết tạo nên thửa như bản vẽ sơ họa. Ta tiến hành sửa lỗi để kiểm tra các lỗi trong quá trình vẽ đồ họa bằng cách:

Từ cửa sổ Famis, nhấp lệnh Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology

Tự động tìm và sửa lỗi

Vào Parameters Tolerances, màn hình hiển thị:

Xoá dấu “ - ” ở lớp cần tạo vùng, chọn MRFCLean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường. Ta phải vào tiếp: MRF Flag Edilor để sửa các lỗi mà MRFCLean không sửa được. Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Sửa lỗi.

Sau đó màn hình hiển thị

Nhấn vào Next màn hình sẽ xuất hiện các lỗi của MRF thông báo. Lúc đó trên bản đồ nổi chữ D là nơi này bị lỗi, phải dùng thủ công để khắc phục. Thường

gặp những lỗi như: Thửa bị hở, hoặc thửa bị thừa cạnh ta sẽ sửa bằng cách cắt bỏ bớt hoặc nối thêm. Khi hết lỗi chữ NEXT mờ đi. Sửa xong ta kích chuột vào nút DELETE ALL

Bước 5: Tạo tâm thửa

Ta tiến hành sửa lỗi nhiều lần cho tới khi hết lỗi, đảm bảo các thửa đất đã được khép vùng để chuyển sang bước tiếp theo là tạo tâm thửa. TOPOLOGY thành lập vùng cho các bản đồ được chọn lọc. Chương trình này chỉ tạo Topology cho các đối tượng dạng vùng như thửa đất.. Khi thực hiện có thể chọn lớp hoặc có thể dùng Fence để chọn vùng tạo Topology.

Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng. Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Ta kích chuột vào tạo vùng để bắt đầu tạo vùng. Sau khi tạo vùng xong kích chuột vào nút ra khỏi để kết thúc quá trình tạo vùng.

Công việc kết thúc toàn bộ bản vẽ sẽ có dấu tâm thửa ở các hình thửa như hình sau:

Hình 4.3 Bản đồ đã tạo tâm thửa

Tạo tâm thửa là điều kiện để định vị nhãn thửa và tiến hành vẽ nhãn thửa cho các thửa đất.

Bước 6: Phân mảnh bản đồ

Ấn Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính để thành lập bản đồ địa chính Xuất hiện cửa sổ giao diện:

Chọn tạo bảng chắp và kích chuột trái vào điểm dưới trái và phải trên của khu đo rồi kích chuột phải, màn hình hiển thị sơ đồ chia mảnh Theo sơ đồ chia mảnh khu đo nằm trên 31 mảnh bản đồ địa chính tỷ 1:1000.

Ta sử lý 1 mảnh là tờ số 02 ta chuyển các điểm vào bản đồ địa chính theo đúng quy tắc.

Như vậy ta đã xác định được mảnh bản đồ để biên tập thành bản đồ địa chính từ bản đồ nền làm tài liệu giao nộp.

Tiếp theo kích chuột trái vào mảnh cần biên tập Chọn vị trí mảnh (tạo mảnh bản đồ) xuất hiện hộp thoại:

Mảnh bản đồ tờ số 02 biên tập có số hiệu 02 (025 542-5-d) với tỷ lệ 1:1000

Hình 4.4 Kết quả phân mảnh bản đồ

Bước 7: Vẽ nhãn thửa

* Đánh số các thửa tự động

Ta kết nối các dữ liệu với Cơ sở dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ. tiếp theo nhấn vào dữ liệu của bản đồ để đánh số các thửa tự động

Trên hộp thoại hiển thị hai cách đánh số thửa là đánh zích zắc và đánh đổi chiều, ta tích vào ô Đánh zích zắc tích vào ô Đánh số thửa. Chương trình sẽ tự động đánh từ 1 cho đến thửa cuối cùng của tờ bản đồ.

* Gán dữ liệu từ nhãn.

Việc gán dữ liệu này cần cung cấp đầy đủ các thông tin dữ liệu để thực hiện các loại hồ sơ địa chính. Để thực hiện các bước này các số liệu thông tin của các thửa đất cần đầy đủ và được đặt nằm trong thửa đất .

Hình 4.5.Gán dữ liệu từ nhãn cho bản đồ

* Vẽ nhãn thửa.

Đây là bước ta thực hiện đồng thời được cả hai công việc vẽ nhãn và chạy diện tích. Kiên kết thông tin rồi ta nhấn vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Xử lý bản đồ

Một phần của tài liệu Đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 02 tỷ lệ 1 1000 xã dũng phong, huyện cao phong, tỉnh hòa bình bằng công nghệ toàn đạc (Trang 36 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)