Sự vận dụng của Đảngta trong lãnh đạo đất nước

Một phần của tài liệu lý luận kết hợp các mặt đối lập và vận dụng vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh (Trang 25 - 31)

Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cơ bản đối với việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Cơ sở khách quan của yêu cầu cơ bản này biểu hiện ở tính tất yếu khách quan của quá trình vận động phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong điều kiện tồn tại xen kẽ những yếu tố của xã hội cũ, lạc hậu và cả những yếu tố của xã hội mới thì vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra là một đòi hỏi khách quan không thể tránh khỏi.Điều đó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của C.Mác, Ăngghen, Lênin về thời kỳ quá độ với tính cách là một giai đoạn “Cải biến cách mạng” sâu sắc .

24

Trong quá trình xây dựng CNXH trước kia cũng như hiện nay. Đảng ta luôn coi vấn đề thực hiện công bằng xã hội là vấn đề chiến lược, là mục tiêu lý tưởng của sự nghiệp xây dựng CNXH. Đảng ta quan niệm rằng, việc thực hiện công bằng xã hội phải được tiến hành thường xuyên. Đảng ta cũng nhận thức được đây là vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều. Do đó, trong quá trình không ngừng thực hiện công bằng xã hội, vẫn phải chấp nhận sự bất công xã hội ở một giới hạn cho phép. Vấn đề chính là, làm sao để ngày càng thu hẹp giới hạn của sự bất công xã hội đó. Đây cũng phản ánh tính chất quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời ở đây cũng thấy được sự khác biệt và bản chất giữa Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Trên cơ sở nhận thức về tính tất yếu, về vai trò to lớn của cơ chế thị trường, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh việc chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Nhưng việc kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực nhu sự phân hóa giàu nghèo, sùng bái đồng tiền, hiện tượng giàu một cách bất chính, phi pháp,…Nhằm để khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường như vậy, Đảng ta chủ trương xây dựng kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc thực hiện công bằng xã hội. Quan điểm đổi mới của Đảng ta là khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đồng thời kiên quyết trừng trị làm giàu phi pháp bằng buôn lậu, tham nhũng. Kết hợp với việc khuyến khích làm giàu là đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện đền ơn đáp nghĩa với những người những gia đình có công với cách mạng.(trang 138)

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn quan niệm về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Đảng ta khẳng định vừa phải giữ gìn bản sắc dân tộc, lại vừa phải biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới của các dân tộc khác. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với chủ trương chủ động hội nhập

25

kinh tế quốc tế, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Chúng ta nhận thức được rằng trong xu thế khách quan toàn cầu hóa kinh tế sẽ có nhiều điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.Tuy nhiên, do đặc điểm của toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, cho nên nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc thực sự là thách thức không nhỏ đối với mỗi dân tộc trong đó có dân tộc ta.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ vững độc lập tự chủ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn thể hiện quan điểm nhất quán của mình trong chính sách đối ngoại, trước kia cũng như hiện nay. Quan điểm cơ bản của Đảng ta trong đối ngoại và đối nội là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cụ thể hóa quan điểm cơ bản này trong chính sách đối ngoại là việc giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền quốc gia, tôn trọng bình đẳng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trước kia, nhằm đảm bảo độc lập tự chủ, chúng ta chủ yếu quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trong quá trình đổi mới Chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện hợp tác với cả nước tư bản chủ nghĩa. Về mặt kinh tế, khác với trước kia, chúng ta không còn quan niệm về một nền kinh tế độc lập tự chủ là phải khép kín không hợp tác với CNTB. Trái lại, giờ đây trong điều kiện mới giúp ta quan niệm độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường, trong mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới. Độc lập tự chủ kinh tế phải thể hiện trong quá trình chủ động tích cực tham gia vào các giao lưu và hợp tác quốc tế, ngay cả với các nước tư bản chủ nghĩa. Tích cực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh của đất nước đã hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả.

Đứng trước xu thế quốc tế hóa, toàn cầu kinh tế thế chủ trương mở, cửa hội nhập quốc tế mà Đảng ta a nêu ra là đúng phù hợp với xu thế hiện đại hiện nay. Tuy nhiên như Nghị quyết của Đảng đã nêu: chúng ta đang đứng trước cả cơ hội lớn và

26

thách thức lớn. Kết quả của quá trình hội nhập quốc tế cũng như giải quyết mâu thuẫn trong nước thì thuộc vào chính con người Việt Nam, vào cả năng lực bản lĩnh, phẩm chất của người Việt Nam Nam một khi mâu thuẫn trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay ai đều được giải quyết bởi chủ thể của chúng ta, thì vấn đề năng lực và bản lĩnh của chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ và Đảng viên làm công tác lãnh đạo quản lý, những người trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn đó, không thể xem nhẹ.

Thực tế, một bộ phận cán bộ Đảng viên suy thoái đạo đức, dao động về bản lĩnh đang là một thử thách đối với công cuộc đổi mới, đối với quá trình thực hiện kết hợp các mặt đối lập.Như trên đã cho thấy, trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, việc kết hợp tùy tiện vô nguyên tắc, tạo ra nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa và nguy cơ “diễn biến hòa bình” là một thực tế đáng lo ngại. nguyên nhân của tình hình đó một phần là do sự hạn chế về nhận thức và năng lực thực tiễn của chủ thể, không thấy được hết thực chất của toàn cầu hóa hiện nay đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tư bản, song còn đó sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, dao động bản lĩnh của một bộ phận cán bộ Đảng viên. Trong điều kiện như thế, sẽ thật nguy hiểm nếu như sự kết hợp giữa nước ta với các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... lại được giao vào tay những con người có năng lực nhưng lại thiếu bản lĩnh kém phẩm chất. Đương nhiên tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu những con người đó lại kém cả năng lực lượng phẩm chất, bản lĩnh.

Chính vì vậy, ở đây chúng tôi cho rằng, sẽ không thừa một chút nào khi cần phải nhấn mạnh tới vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức rèn luyện bản lĩnh kiên định vững mạnh của chủ thể. Cần phải coi đây như một giải pháp quan trọng không kém so với việc nâng cao năng lực của chủ thể trong quá trình thực tiễn. Cũng vì tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất đạo đức bản lĩnh cách mạng của chủ thể mà trong tất cả các nghị quyết của Đảng về đổi mới đều đặt ra vấn đề về xây

27

dựng Đảng để nâng cao sức mạnh chiến đấu của Đảng ta. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng chỉ rõ: phải coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Trước thực trạng nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị đạo đức, nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc kết hợp các mặt đối lập trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cần thiết phải đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đối với chủ thể cách mạng.

Trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng rèn luyện đạo đức cần chú trọng giáo dục ý thức về toàn cầu hóa, về sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa bị chi phối bởi chủ nghĩa tư bản. Cần làm rõ cả những thuận lợi thời cơ và cả những thách thức những nguy cơ trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc kết hợp các mặt đối lập như là một hoạt động chủ quan, tích cực, tự giác của chủ thể, theo chúng tôi, cần phải nắm vững những nguyên tắc phương pháp sau đây:

1. Sự kết hợp các mặt đối lập không phải là phương pháp duy nhất giải quyết các mâu thuẫn xã hội, hơn nữa không phải mặt đối lập nào cũng có thể kết hợp được với nhau. Sự kết hợp các mặt đối lập như là phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội một cách có hiệu quả luôn tuỳ thuộc vào cả điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Trước hết, các mặt đối lập đó phải có những điểm chung, điểm tương đồng và có khả năng thoả thuận để đi đến những thoả hiệp nhất định. Thứ nữa, sự kết hợp đó phải có lợi cho chủ thể chủ động tiến hành sự kết hợp. Không có những điều kiện đó, không thể sử dụng phương pháp này để giải quyết mâu thuẫn, hoặc bản thân chủ thể sẽ không chấp nhận mâu thuẫn (đối với những mâu thuẫn có thể loại bỏ được).

28

2. Kết hợp các mặt đối lập không có nghĩa là thủ tiêu cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Khi chủ thể tiến hành kết hợp một cách có ý thức các mặt đối lập (trong chủ trương, chính sách, sách lược...) thì yếu tố đồng nhất trở nên ưu thế, còn yếu tố phủ định bị đẩy lùi xuống hàng thứ hai. Nói cách khác, đối lập không phải là cái nổi trội, nhưng vẫn không tránh khỏi.

3.Kết hợp các mặt đối lập phải có lợi cho chủ thể tiến hành kết hợp. Cái lợi ở đây phải được chủ thể tính toán, cân nhắc cẩn thận. Không thể vì cái lợi trước mắt mà hy sinh mục tiêu lâu dài, nhưng cũng có thể hy sinh lợi ích trước mắt để thực hiện lợi ích toàn cục. Nói cách khác, kết hợp phải có nguyên tắc. Sự thoả hiệp, nhượng bộ một cách vô nguyên tắc, vô điều kiện là cải lương chủ nghĩa, là "đầu hàng vô điều kiện" chứ không phải là sự kết hợp các mặt đối lập.

4. Phát hiện, tìm kiếm những hình thức và phương pháp kết hợp các mặt đối lập cho phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể. Nhắc nhở điều này, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: kết hợp các mặt đối lập có thể "thành một điệu nhạc chói tai, cũng có thể kết hợp chúng lại thành một điệu nhạc êm tai".

Tư tưởng về sự kết hợp các mặt đối lập đã được Đảng ta vận dụng triệt để trong thời kỳ đổi mới. Điều đó thể hiện trong một loạt các chủ trương: phát triển kinh tế nhiều thành phần, kết hợp kế hoạch với thị trường, chính sách đại đoàn kết toàn dân, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế...

Thực hiện các chủ trương đó, như Đảng ta đã khẳng định, phải dựa trên nguyên tắc "bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường".

Tuy nhiên, sự kết hợp các mặt đối lập không phải chỉ ở tầm vĩ mô, mà còn ở tầm vi mô, ở những công việc, công tác cụ thể. Do đó, chủ thể kết hợp các mặt đối lập trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay không chỉ có Đảng, Nhà nước, mà còn có cả những cá nhân, những cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhưng dù ở cấp độ nào, ở

29

phạm vi nào thì sự thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập cũng đòi hỏi chủ thể phải vừa có năng lực, vừa có bản lĩnh; vừa táo bạo, vừa phải tỉnh táo.

Tóm lại, trong giai đoạn phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, sự kết hợp các mặt đối lập là thời cơ, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ không thể xem thường. Thận trọng quá mức, thiếu sự táo bạo sẽ bỏ lỡ thời cơ, nhưng thiếu chủ động, kết hợp một cách vô nguyên tắc cũng sẽ dẫn tới những sai lầm. Kết hợp các mặt đối lập là tư tưởng biện chứng, thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo trong cách mạng. Tư tưởng đó hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cách mạng tả khuynh, nhưng cũng khác về nguyên tắc với chủ nghĩa cải lương, hữu khuynh trong việc chấp nhận và giải quyết mâu thuẫn.

Bài viết có trích dẫn và thao khảo một số nguồn tài liệu:

+ “Sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam hiện nay” tác giả TS.Trần Nguyên Ký.

+ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2011 GS.Trần Nhâm

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc bài ạ!

30

Một phần của tài liệu lý luận kết hợp các mặt đối lập và vận dụng vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w