1. Tóm tắt kết quả dự án:
Có lẽ, khi nhắc đến bữa cơm gia đình thì
hiện lên trong ẩn sâu tâm thức của mỗ i người đều là những kỉ niệm đẹp đẽ gắn liền với tuổi thơ, là lúc gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau hơn. Thế nhưng, thực chất cuộc sống hiện nay đang trở
nên vội vàng hơn đòi hỏi nhiều sự đánh đổi, liệu những bữa cơm gia đình có còn quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người hay không? Để
trả lời cho câu hỏi này, nhóm đã thực hiện việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát do 181 người thực hiện thuộc độ tuổi từ 16 đến 30
tuổi (tuổi được tính bằng năm 2022 trừ đi năm sinh) và hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Theo như kết quả đã khảo sát cho thấy đa số giới trẻ ngày nay cụ thể nằm trong độ tuổi từ 15-20 tuổi thường xuyên hoặc luôn luôn cùng với gia đình của mình có những bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên. Bởi lẽ những người thuộc đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên đang sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên việc các bạn có bữa cơm gia đình là hiển nhiên. Bên cạnh đó, vẫn còn một số bạn trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm gia đình mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hai
khía cạnh: Khách quan là sự thay đổi quá nhanh về nền kinh tế và xã hội, cuộc sống trở bên bận rộn tấp nập; Chủ quan: do bản thân của mọi người quyết định rằng có chọn bữa cơm gia đình không,..ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: sự vô tâm, lười ăn hay là bản thân không biết nên lựa chọn như thế nào. Từ đó cảm xúc trong những bữa cơm được thể hiện rõ qua những hành động cũng như thái độ.
Cảm xúc của bữa cơm trong gia đình cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, không những giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được mức độ hài lòng của các đáp viên trong bữa cơm gia đình mà còn giúp chúng tôi đánh giá được tần suất cũng như độ yêu thích của các đáp viên tham gia khảo sát. Theo như kết quả cho thấy phần lớn là cảm xúc tích cực trong bữa cơm gia đình, điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì số liệu thể hiện được tình cảm và mức độ gắn bó của giới trẻ ngày nay với các thế hệ trước dường như vẫn ổn định và có vẻ gắn bó hơn nhờ “bình thường mới”, khi mà con người ta sống gần nhau hơn trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những
cảm xúc tiêu cực hay những người “không biết nói
gì”, bởi lẽ họ nhà những người không thực sự được ủng hộ, hay “black sheep”, khác biệt so với phần lớn thành viên gia đình đặc biệt là anh chị
em, hoặc chỉ đơn giản không có chung một quan điểm và khoảngcách thế hệ.
Cảm xúc là yếu tố nhạy cảm của mỗi người và nó cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc các bạn có muốn chia sẻ điều gì trong bữa cơm gia đình hay không. Từ việc phân tích chúng
tôi có thể rút ra rằng đa số những người có cảm xúc tích cực thường sẽ lựa chọn việc chia sẻ các vấn đề: công việc, học tập, các mối quan hệ, tin tức,.. có lẽ vì nhu cầu giải tỏa áp lực công việc và bài vở khiến chúng ta dễ mở lòng hơn trong việc chia sẻ áp lực cá nhân tới người thân, nhất là trong các khoảng thờ i gian sinh hoạt chung như ăn cơm. Và đương nhiên việc không chia sẻ gì thuộc nhóm người tiêu cực.
Bữa cơm gia đình dường như là một thói quen và thể hiện được truyền thống có từ xa xưa của người dân Việt Nam. Vậy liệu nó có tầm ảnh hưởng và giá trị như thế nào đối vớigiới trẻ ngày nay?
➢ Thông qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy tầm ảnh hưởng của bữa cơm gia đình là vô cùng quan trọng khi có đầy đủ thành viên và tự nấu ăn cùng với nhau, bởi điều này không những giữ gìn hạnh phúc gia đình, giá trị truyền thống mà còn đảm bảo được sự an toàn về thực phẩm. Tuy nhiên bởi tính chất công việc bận rộn nên một số người cho rằng việc để có bữa cơm gia đình thì khá tốn thời gian và có thể đi ăn ngoài.
➢ Giá trị và lợi ích là vấn đề khá được
quan tâm, là điều chủ yếu để nhận thấy được bữa
cơm gia đình có thật sự là điều kiện đủ để có tầm ảnh hưởng tới giới trẻ ngày nay và khiến cho họ muốn có một bữa cơm trọn vẹn với người thân yêu của mình ngay lập tức. Và đa số người tham gia khảo sát chia sẻ
rằng bữa cơ, gia đình giúp họ có thể tiết kiệm được chi phí và an toàn, giúp họ hạnh phúc, vui vẻ hơn và đặc biệt là bí quyết để gia đình có thể gắn kết với nhau. Ngoài ra, áp lực về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống thì gia đình chính là nơi để các bạn trẻ có thể tâm sự, giải tỏa căng thẳng và cũng là một điều tốt để người trẻ có thể học hỏi được những điều hay, ý đẹp từ những thế hệ đi trước.
Chung quy lại, bữa cơm gia đình có một tầm ảnh hưởng và giá trị không hề nhỏ đối với giới trẻ hiện nay. Nó thể hiện sự gắn kết, truyền thống của dân tộc, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi tâm hồn nhỏ trưởng thành cảm nhận được những sự yêu thương, đắng, cay, ngọt, bùi trong cuộc sống. Dù cuộc sống hiện tại có thay đổi nhiều hay không nhưng chắc hẳn rằng ai ai trong kí ức của mình cũng có thể cảm nhận được sự ấm cúng và hạnh phúc khi có bữa cơm cùng với những người thân yêu trong gia đình.
2. Một số giải pháp, khuyến nghị:
1. Thu hẹp khoảng cách thế hệ:
tìm hiểu sở thích, tính cách mỗi
3. Đa dạng thực đơn trong
mỗi bữa ăn 4.vớQuan tâm, trò chuyi nhau ện, chia sẻ
5. C h i a s ẻ c ô n g v i ệ c v ớ i m ọ i n g ư ờ i t r o n g
g i a đ ì n h
3. Hạn chế và phương án tiếp theo:
3.1. Hạn chếvềkhảo sát và phương pháp thực hiện:
Đầu tiên là về phương pháp thực hiện, việc lấy mẫu ngẫu nhiên khó lòng đảm bảo mức độ đại diện của mẫu cho tổng thể mà chúng tôi đang hướng tới. Đây chỉ
là bài khảo sát dựa trên cảm nhận, suy nghĩ của riêng người dùng nên khó lòng phản ánh thực tế. Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được đa số là dữ liệu định tính nên mang rất ít thông tin. Về kết quả của bài khảo sát, chúng tôi đa số dừng lại ở phương pháp thống kê mô tả, nên kết quả của bài khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo.
Trong tương lai, nếu có cơ hội phát triển dự án này, chúng tôi sẽ đặt ra các câu h
ỏi đa dạng thang đo để có nhiều dữ liệu hơn. Đồng thời, chúng tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp thống kê hơn để khai thác thông tin một cách hiệu quả.
3.2. Hạn chếvềdối tượng khảo sát:
Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là giới trẻ trong độ tuổi từ 15-20 tuổi. Tuy nhiên, dư phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên đa số người được khảo sát là học sinh, sinh viên, nên các nhóm tuổi trên 20 chưa được phản ánh một cách rõ nét.
Trong tương lai, nếu có cơ hội phát triển dự án này, chúng tôi sẽ có phương án, đối tượng lấy mẫu một cách đa dạng hơn để dữ liệu có thể phản ánh được mọi lứa tuổi cũng như thu nhập.
Đồng thời, trong quá trình khảo sát, đáp viên có thể đưa ra những câu trả lời chưa thực sự chính xác.
3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
download by : skknchat@gmail.com
Từ những hạn chế kể trên - cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo - nhóm đã rút ra một vài kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai:
a) Thứ nhất, cần đầu tư thời gian, nhân lực để mở rộng phạm vi khảo sát và chú trọng trải đều qua các độ tuổi, từ đó góp phần giúp tăng tính đại diện của bài khảo sát để đạt độ tin cậy cao hơn.
b) Thứ hai, đẩy mạnh hình thức khảo sát trực tiếp đồng thời kết hợp hài hòa giữa các hình thứ khác nhau như khảo sát trực tuyến, qua điện tử hoặc điện thoại nhằm kiểm soát và thu được kết quả có độ chính xác và thực tế cao.
c) Thứ ba, học hỏi và nghiên cứu các bài nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để trau dồi kiến thức, từ đó đưa ra các nhận định có tính khoa học cao và không bỏ sót các yếu tố quan trọng.