- Nợ (tr.Đ) 7.483.919 Cổ phiếu ưu đã
2.4.2. 44 Các cơ quan quản lý
Vinamilk luôn thực hiện tốt hoạt động truyền thông đối với các cơ quan quản lý nói riêng và đối với các đối tượng bên ngoài khác nói chung. Cụ thể, trên cơ sở quy định của nhà nước, công ty luôn chấp hành tốt và thực hiện nghiêm mọi quy định quản lý, điều hành, đặc biệt là về hoạt động kiểm toán. Ủy ban Kiểm toán của công ty được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động giám sát độc lập các lĩnh vực trọng yếu của quản trị công ty như hệ thống kế toán, báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, tuân thủ và phòng, chống gian lận… trước khi công bố ra bên ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi thông tin của công ty Vinamilk luôn được cập nhật liên tục tại trang web của công ty một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng với các quy định công bố trên truyền thông.
CHƯƠNG 3: Kết luận 3.1 Tổng kết
Quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, đánh giá và phản ứng với các rủi ro kịp thời, giảm thiếu mất mát, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu giới thiệu một phương pháp quản trị rủi ro doanh nghiệp tiên tiến hiện nay – phương pháp ERM dựa trên giá trị đang được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng.
Hàm mục tiêu thực hiện bài toán là tốc độ tăng trưởng doanh thu, giá trị cơ sở của công ty và thu nhập sau thuế trên một cổ phiếu (EPS). Các dữ liệu đầu vào để thực hiện tính toán được thu thập từ Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty Vinamilk trong giai đoạn 2016-2020 được đăng tải trên trang web: http://s.cafef.vn/hose/VNM-cong-ty-co- phan-sua-viet-nam.chn
Nghiên cứu áp dụng phương pháp dự báo %DT để dự báo dòng ngân lưu tương lai của Vinamilk. Cơ sở dự báo trong nghiên cứu này được giả định dựa trên kinh nghiệm, dữ liệu trong quá khứ, giá trị trung bình của chuỗi thống kê các khoản mục trong Báo cáo tài chính và mục tiêu dài hạn mà công ty đã đề ra. Từ kết quả định lượng, trước điều chỉnh giá trị nội tại vốn cổ phần thường của Vinamilk được xác định tại mốc 31/12/2020 là 60882534.03 triệu đồng, giá nội tại của một cổ phiếu thường là 29134.91 đồng/cp; sau điều chỉnh có sự thay đổi giá trị nội tại vốn cổ phần là 63718662.96 triệu đồng, giá cổ phiếu là 30492.10 đồng/cp.
Các giả định rủi ro doanh nghiệp được xem xét trong nghiên cứu gồm: 1) Giảm giá trị cơ sở công ty nhiều hơn 50%; 2) EPS năm nay giảm nhiều hơn 100 đồng/CP; 3) Hụt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu hơn 4%, khẩu vị rủi ro giả định cho Vinamilk là giá trị DN giảm 50%. Có 6 biến rủi ro có tác động đến ngân lưu tương lai được lựa chọn để phân tích rủi ro riêng lẻ. Để tiến hành phân tích rủi ro, nhóm sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy một chiều xác định được tác động của 6 biến rủi ro này làm giảm 13.46% giá trị doanh nghiệp trước điều chỉnh, sau điều chỉnh tổng rủ ro riêng lẻ là 15.24%. Khả năng xảy ra rủi ro là 51.95% trước điều chỉnh và 52.12% sau điều chỉnh theo kết quả mô phỏng được đánh giá là khá cao.
Sau phương án điều chỉnh và xử lý số liệu lần nữa, kết quả cho thấy giá trị công ty tăng thêm 4.66%, tổng rủi ro riêng lẻ cũng tăng 13.19% và khả năng xảy ra rủi ro làm giảm giá trị công ty cũng tăng thêm 0.33%. Tuy khả năng xảy ra rủi ro tăng thêm 0.33% nhưng giá trị công ty tăng thêm 4.66% cho thấy giải pháp kiến nghị có kết quả khả quan. Ta có thể nhận thấy rằng vẫn còn các chỉ định khác tốt hơn mà công ty cần tiếp tục nghiên cứu.
3.2 Hạn chế
Bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó tránh khỏi về mặt lý luận và thiếu kinh nghiệm quản lý thực tiễn của nhóm.
Thứ nhất, việc sử dụng giá trị sổ sách trong bài nghiên cứu sẽ phần nào khiến bài làm thiếu cơ sở thực tế, thiếu tính hợp lý, ngoài ra có thể có một vài số liệu thấp hơn giá trị thực tế trên thị trường hiện nay. Và độ tin cậy của những thông tin thu thập được cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính chính xác trong bài nghiên cứu rủi ro của nhóm.
Thứ hai, nhóm chưa xem xét đến tính đảm bảo hợp lý về khả năng hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp trong quản trị rủi ro. Vì những rủi ro phổ biến chịu tác động từ nhiều yếu tố: thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi cơ chế chính sách pháp luật hay mở rộng thị trường,... Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro của mỗi nhà quản trị sẽ khác nhau trong từng doanh nghiệp.
Thứ ba, tài liệu tham khảo và kiến thức chuyên môn của nhóm còn nhiều hạn chế, do đó bài nghiên cứu của nhóm sẽ có những vấn đề thiếu sót, chưa đầy đủ và đạt độ chính xác cao. Nhóm nghiên cứu phân tích dựa trên số liệu báo cáo có sẵn nên vẫn chưa hiểu rõ được tình hình rủi ro thực tế mà công ty gặp phải, vì vậy hàm ý quản trị mà nhóm đề xuất có thể chưa phù hợp so với thực tế.