Bảng 3.4: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên HNX Bảng 3.5: Tổng hợp phân ngành của các DNPTCNY trên sàn HOSE

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 66 - 99)

-Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) -Quy mô DN (QUYMO)

-Ngành kinh doanh (NGANH)

Hiệu quả TỶ LỆ DÒN G TIỀN -Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động (CFR)

-Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết (CNCC) T Í N H T H A N H K H O N tài chính - ROA -ROE -ROS -TOBI N’Q Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu N guồn: Xây dựng của tác giả

Mô hình nghiên cứu trên được thể hiện dưới dạng phương trình hồi quy như sau: Mô hình 1:

HQTCi,t = β0 + β1TTKi,t + β2LEVi,t + β3GROWTHi,t + β4QUYMOi,t +

β5NGANHi,t + εi,t

Tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu của Luận án, ngoài việc muốn xem xét tác động của TTK đến HQTC, tác giả còn muốn kiểm định xem sự tác động đó có sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm ngành nghề khác nhau, do đó, tác giả đã đưa thêm vào mô hình biến tương tác như sau: Mô hình 2: HQTCi,t = β0 + β1TTKi,t + β2LEVi,t + β3GROWTHi,t + β4QUYMOi,t + β5NGANHi,t + β6 (TTK * NGANH)i,t + εi,t Trong đó: Biến phụ thuộc “HQTC” được đo lường thông qua các chỉ tiêu: ROA, ROE, ROS và Tobin’Q.

Biến độc lập “TTK” được đo lường thông qua các chỉ tiêu: CR, QR, CAR, CCC, CFR và CNCC.

Các biến kiểm soát gồm: Đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, quy mô và ngành nghề kinh doanh.

* Mô tả biến phụ thuộc

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, HQTC của các DN phi tài chính được đo lường thông qua rất nhiều chỉ tiêu. Trong đó, các chỉ tiêu phổ biến nhất thường được các tác giả sử dụng là chỉ tiêu ROA theo các nghiên cứu của Bibi and Amjad (2017), Ehiedu (2014), Demirgünes (2016), Janjua và cộng sự (2016), Ismail (2016), Podilchuk (2013), Khidmat and Redman (2014), Irawan and Faturohman (2015), Thuraisingam (2015), Sharma and Kumar (2011), Reddy and Narayan (2018), Saleem and Rehman (2011), Bolek and Wili’nski (2011), Wang (2002), Trần Việt Hoàng (2015), Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), Trần Mạnh Dũng và Bùi Huy cường (2017); chỉ tiêu ROE theo các nghiên cứu của Khidmat and Redman (2014), Alagathurai (2013), Irawan and Faturohman (2015), Thuraisingam (2015), Saleem and Rehman (2011), Alagathurai (2013), Ware (2015); chỉ tiêu ROS theo các nghiên cứu của Khidmat and Redman (2014), Irawan and Faturohman (2015), Thuraisingam (2015), Saleem and Rehman (2011). Để tính toán các chỉ tiêu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bởi làm như vậy sẽ loại bỏ được sự khác biệt giữa các DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN, miễn giảm thuế TNDN hoặc các chính sách khác ảnh hưởng đến số thuế TNDN mà DN phải nộp, dẫn tới ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế TNDN.

Đồng thời, đối với các DNPTCNY thì giá trị thị trường là một thước đo rất quan trọng, thể hiện sự đánh giá, nhìn nhận của thị trường đối với sự phát triển của DN. Giá trị thị trường của 1 DN lớn thì giá cổ phiếu của DN đó sẽ cao. Mặc dù, để đo lường giá trị thị trường của DNPTCNY thì có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhưng chỉ tiêu phổ biến nhất là hệ số Tobin’Q. Do đó, bên cạnh giá trị sổ sách, tác giả sẽ sử dụng cả hệ số giá trị thị trường Tobin - Q (Tobin’Q) để đo lường HQTC của các DNPTCNY, dựa theo nghiên cứu của Wang (2002), Tahu and Susilo (2017).

Cách xác định các BPT cụ thể như sau: - Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA) = Lợi nhuận trước thuế TNDN

Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận trước thuế TNDN VCSH bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

(ROS)

Lợi nhuận trước thuế TNDN =

Doanh thu thuần trong kỳ

Hệ số Tobin - Q =

Tổng giá trị thị trường của VCSH + giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả

Giá trị sổ sách của tổng tài sản -Cách tính toán các chỉ tiêu trong các công thức trên:

Lợi nhuận trước thuế TNDN được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên BC KQHĐKD năm nghiên cứu

Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm)/2 Tổng tài sản đầu năm và cuối năm được lấy từ chỉ tiêu Tổng cộng tài sản trên bảng CĐKT năm nghiên cứu

VCSH bình quân = (Vốn CSH đầu năm + Vốn CSH cuối năm)/2

Vốn CSH đầu năm và cuối năm được lấy từ chỉ tiêu Vốn đầu tư của CSH trên bảng CĐKT năm nghiên cứu

Doanh thu thuần trong kỳ được lấy từ chỉ tiêu Doanh thu thuần trên BC KQHĐKD năm nghiên cứu

Tổng giá trị thị trường của VCSH = Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành cuối năm nghiên cứu * Giá đóng cửa cổ phiếu cuối năm nghiên cứu

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành = Số lượng cổ phiếu thường đã phát hành năm nghiên cứu – Số lượng cổ phiếu quỹ năm nghiên cứu

Số lượng cổ phiếu thường đã phát hành = Vốn đầu tư của CSH / 10.000 đồng Số lượng cổ phiếu quỹ = Cổ phiếu quỹ / 10.000 đồng

Cổ phiếu quỹ được lấy từ chỉ tiêu Cổ phiếu quỹ trên bảng CĐKT năm nghiên cứu Giá đóng cửa cổ phiếu cuối năm được tác giả thu thập theo từng năm (vào ngày 31/12) trên trang web: https://www.stockbiz.vn/Stocks. Tuy nhiên, nếu ngày 31/12 không có giao dịch, thì giá đóng cửa cổ phiếu cuối năm được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập BCTC năm (Theo thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019).

Giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả được lấy từ chỉ tiêu nợ phải trả cuối năm trên bảng CĐKT năm nghiên cứu

Giá trị sổ sách của tổng tài sản lấy từ chỉ tiêu Tổng cộng tài sản cuối năm trên bảng CĐKT năm nghiên cứu

Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến phụ thuộc

Chỉ tiêu Công thức Nguồn trích dẫn

ROA Lợi nhuận trước thuế TNDN Tổng tài sản bình quân

Bibi and Amjad (2017); Ehiedu (2014); Demirgünes (2016); Janjua và cộng sự (2016); Ismail (2016); Podilchuk (2013); Khidmat and Redman (2014); Irawan and Faturohman (2015); Thuraisingam

(2015); Sharma and Kumar (2011); Reddy and Narayan (2018); Saleem and Rehman (2011); Bolek and Wili’nski (2011); Wang (2002); Trần Việt Hoàng (2015); Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016); Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016); Bùi Ngọc Toản (2016); Trần Mạnh Dũng và Bùi Huy cường (2017);

ROE Lợi nhuận trước thuế TNDN VCSH bình quân

Khidmat and Redman (2014); Alagathurai (2013); Irawan and Faturohman (2015); Thuraisingam (2015); Saleem and Rehman (2011); Alagathurai (2013); Ware (2015).

ROS Lợi nhuận trước thuế TNDN Doanh thu thuần trong kỳ

Khidmat and Redman (2014); Irawan and Faturohman (2015); Thuraisingam (2015); Saleem and Rehman (2011).

Tobin’Q

(Tổng giá trị thị trường của VCSH + giá trị sổ sách của khoản nợ phải trả) Giá trị sổ sách của tổng tài sản

Wang (2002); Tahu and Susilo (2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Mô tả biến độc lập

Biến độc lập là TTK được tác giả đo lường qua 2 nhóm chỉ tiêu:

-Thứ nhất là dựa theo tỷ lệ truyền thống, TTK được đo bằng các chỉ tiêu: + Hệ số KNTT hiện thời (CR) theo nghiên cứu của Bibi and Amjad (2017); Ehiedu (2014); Demirgünes (2016); Janjua và cộng sự (2016); Ismail (2016); Podilchuk

(2013); Khidmat and Redman (2014); Thuraisingam (2015); Sharma and Kumar (2011); Reddy and Narayan (2018); Irawan and Faturohman (2015); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

+ Hệ số KNTT nhanh (QR) theo nghiên cứu của Janjua và cộng sự (2016); Ismail (2016); Podilchuk (2013); Khidmat and Redman (2014); Irawan and Faturohman (2015); Bolek and Wili’nski (2011); Ehiedu (2014); Thuraisingam (2015); Reddy and Narayan (2018); Saleem and Rehman (2011); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

+ Hệ số KNTT tức thời (CAR) theo nghiên cứu của Ismail (2016); Azhar (2015); Bagchi and Chakrabarti (2014); Bhunia và cộng sự (2011); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

+ Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) theo nghiên cứu của Ismail (2016); Bibi and Amjad (2017); Irawan and Faturohman (2015); Bolek and Wili’nski (2011); Wang (2002); Podilchuk (2013); Sharma and Kumar (2011); Trần Việt Hoàng (2015); Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016); Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016); Bùi Ngọc Toản (2016); Trần Mạnh Dũng và Bùi Huy cường (2017); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

-Thứ hai là dựa trên tỷ lệ dòng tiền, TTK được đo bằng các chỉ tiêu:

+ Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động (CFR) theo nghiên cứu của Kirkham (2012); Atieh (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017); Rahman and Sharma (2020); Sanghani (2014); Kong và cộng sự (2019); Stevanovic và cộng sự (2019); Li và cộng sự (2020); Pordea và cộng sự (2020).

+ Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết (CNCC). Thước đo này đã được các nghiên cứu của Kirkham (2012); Atieh (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017) nhấn mạnh vai trò quan trọng, tuy nhiên, theo như tác giả tổng quan, lại chưa có tác giả nào sử dụng thước đo này để đo lường TTK của các DNPTCNY.

Theo tổng quan, dựa trên tỷ lệ dòng tiền, các tác giả còn sử dụng chỉ tiêu CIC để đo lường TTK, nhằm xem xét khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động. Để tính toán được chỉ tiêu này, cần có số liệu chính xác về số tiền lãi vay các DN đã trả. Tuy nhiên, trên BCTC, nhiều DN không thể hiện chỉ tiêu này. Hay nói cách khác, theo như BCTC thì “tiền lãi vay đã trả” của nhiều DNPTCNY là bằng 0 (không). Trong khi đó, chỉ tiêu “tiền lãi vay đã trả” lại là mẫu số của CIC, do đó, khi “tiền lãi vay đã trả” bằng không thì thước đo CIC không tính toán được và không có ý nghĩa. Đồng thời, thước đo CNCC đã tính toán khả năng DN thanh toán các khoản NNH và cả KNTT

lãi vay. Do đó, tác giả sẽ không đưa thước đo CIC vào mô hình, mà chỉ sử dụng 2 thước đo dựa trên tỷ lệ dòng tiền là CFR và CNCC.

Cách xác định các BĐL cụ thể như sau: -Công thức tính: Hệ số KNTT hiện thời (CR) = Tổng TSNH NNH Hệ số KNTT nhanh (QR) = TSNH – HTK NNH Hệ số KNTT tức thời (CAR)

Tiền và các khoản tương đương tiền =

NNH CCC = ICP + RCP – PDP Trong đó:

ICP = Giá trị HTK bình quân / Giá vốn hàng bán trung bình ngày

RCP = Số dư bình quân nợ phải thu của khách hàng/Doanh thu trung bình ngày PDP = Số dư bình quân nợ phải trả nhà cung cấp / Giá vốn hàng bán trung bình ngày

CFR =

CNCC =

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh NNH bình quân

Dòng tiền thuần từ hoạt động+ Tiền lãi vay đã trả NNH bình quân + Tiền lãi vay đã trả -Cách xác định các chỉ tiêu trên các công thức trên:

Tổng TSNH được lấy từ chỉ tiêu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cuối năm của bảng CĐKT năm nghiên cứu

NNH được lấy từ chỉ tiêu NNH cuối năm của bảng CĐKT năm nghiên cứu HTK được lấy từ chỉ tiêu Tổng HTK cuối năm của bảng CĐKT năm nghiên cứu Tiền và các khoản tương đương tiền được lấy từ chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm của bảng CĐKT năm nghiên cứu

HTK đầu năm và cuối năm được lấy từ chỉ tiêu Tổng HTK đầu năm và cuối năm trên bảng CĐKT của năm nghiên cứu

Giá vốn hàng bán trung bình ngày = Giá vốn hàng bán của năm nghiên cứu : 360 Giá vốn hàng bán của năm nghiên cứu được lấy từ chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên BC KQHĐKD của năm nghiên cứu

Số dư bình quân Nợ phải thu của khách hàng = (Nợ phải thu của khách hàng cuối năm trước + Nợ phải thu của khách hàng cuối năm nay) : 2

Nợ phải thu của khách hàng cuối năm trước và cuối năm nay được lấy từ chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn của khách hàng đầu năm và cuối năm trên bảng CĐKT của năm nghiên cứu

Doanh thu trung bình ngày = Doanh thu thuần năm nghiên cứu : 360

Doanh thu thuần năm nghiên cứu được lấy từ chỉ tiêu Doanh thu thuần trên BC KQHĐKD của năm nghiên cứu

Số dư bình quân nợ phải trả nhà cung cấp = (Nợ phải trả nhà cung cấp cuối năm trước + nợ phải trả nhà cung cấp cuối năm nay) : 2

Nợ phải trả nhà cung cấp cuối năm trước và cuối năm nay được lấy từ chỉ tiêu Phải trả người bán ngắn hạn đầu năm và cuối năm trên bảng CĐKT của năm nghiên cứu

Dòng tiền thuần từ HĐKD được lấy từ chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên BC LCTT của năm nghiên cứu

NNH bình quân = (NNH cuối năm trước + NNH cuối năm nay) : 2

NNH cuối năm trước và cuối năm nay được lấy từ chỉ tiêu NNH đầu năm và cuối năm trên bảng CĐKT của năm nghiên cứu

Tiền lãi vay đã trả:

+ Nếu DN lập BC LCTT theo phương pháp gián tiếp thì Tiền lãi vay đã trả được lấy từ chỉ tiêu Tiền lãi vay phải trả trên BC LCTT của năm nghiên cứu

+ Nếu DN lập BC LCTT theo phương pháp trực tiếp thì Tiền lãi vay đã trả được lấy từ chỉ tiêu Tiền chi trả lãi vay trên BC LCTT của năm nghiên cứu

Bảng 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường biến độc lập

Chỉ tiêu Công thức Nguồn

CR TSNHNNH

Bibi and Amjad (2017); Ehiedu (2014); Demirgünes (2016); Janjua và cộng sự (2016); Ismail (2016); Podilchuk (2013); Khidmat and Redman (2014); Thuraisingam (2015); Sharma and Kumar (2011); Reddy and Narayan (2018); Irawan and Faturohman (2015); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

QR (TSNH -NNH HTK)

Janjua và cộng sự (2016); Ismail (2016); Podilchuk (2013); Khidmat and Redman (2014); Irawan and Faturohman (2015); Bolek and Wili’nski (2011); Ehiedu (2014); Thuraisingam (2015); Reddy and Narayan (2018); Saleem and Rehman (2011); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

CAR Tiền và các khoản tương đương tiền NNH

Ismail (2016); Azhar (2015); Bagchi and Chakrabarti (2014); Bhunia và cộng sự (2011); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

CCC Kỳ luân chuyển HTK + Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thanh toán bình quân

Ismail (2016); Bibi and Amjad (2017); Irawan and Faturohman (2015); Bolek and Wili’nski (2011); Wang (2002); Podilchuk (2013); Sharma and Kumar (2011); Trần Việt Hoàng (2015); Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016); Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016); Bùi Ngọc Toản (2016); Trần Mạnh Dũng và Bùi Huy cường (2017); Hà Đức Hiếu (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

CFR Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh NNH bình quân

Kirkham (2012); Atieh (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017); Rahman and Sharma (2020); Sanghani (2014); Kong và

cộng sự (2019); Stevanovic và cộng sự (2019); Li và cộng sự (2020); Pordea và cộng sự (2020). CNCC

Dòng tiền thuần từ hoạt động + Tiền lãi vay đã trả

NNH bình quân + Tiền lãi vay đã trả

Kirkham (2012); Atieh (2014); Phạm Quang Tin và cộng sự (2017).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Mô tả biến kiểm soát

-Biến Đòn bẩy tài chính (LEV)

Một số nghiên cứu cho rằng, tác động của đòn bẩy tài chính là cùng chiều đến HQTC (Kouser và cộng sự, 2011; Devi and Devi, 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả tác động đòn bẩy là ngược chiều với HQTC (Dogan, 2013; Phạm Thị Hồng Vân, 2018). Điều này cho thấy, việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng làm tăng HQTC của DN. Mà điều đó còn phụ thuộc vào hiện giá của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng HQTC, tức gia tăng khả năng sinh lời nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro vỡ nợ cho DN. Vì vậy, tác giả đã đưa biến LEV vào mô hình, để kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính tới HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN. Đòn bẩy tài chính = (LEV) Tổng nợ phải trả Tổng tài sản -Biến Ngành kinh doanh (NGANH):

Theo tổng quan của tác giả, MĐTĐ và chiều tác động của TTK đến HQTC của các DN thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau thì có sự khác nhau. Sự tác động thuận chiều của TTK đến HQTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của: Umobong (2015) - các DN dược phẩm; Demirgunes (2016) - các DN bán lẻ; Janjua và cộng sự (2016) - các DN xi măng; Khidmat and Redman (2014) - các DN hóa chất,…Tác động nghịch chiều của TTK đến HQTC được tìm thấy trong các nghiên cứu của: Eljelly (2004) - các DN công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; Bolek and Wili’nski (2011) - các DN XD; Bagchi and Chakrabarti (2014) - các DN ngành hàng tiêu dùng nhanh,…Và nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra không có tác động nào của TTK đến HQTC, dù các DN trong mẫu nghiên cứu thuộc ngành nghề kinh doanh nào (Thuraisingam, 2015; Sharma and Kumar, 2011; Reddy and Narayan, 2018; Saleem and Rehman, 2011; Azhar, 2015; Ben-Caleb và cộng sự, 2013; Md Yusof, 2017; Stevanovic và cộng sự, 2019; Pordea và cộng sự, 2020).

Như vậy, để có thể so sánh và nhìn thấy sự tác động khác biệt của TTK đến HQTC giữa các ngành, BKS NGANH cần phải được đưa vào mô hình. Để mô hình mang tính tổng hợp và thuận việc cho việc phân tích, tác giả đã tổng hợp các ngành lại và chia thành 3 nhóm ngành: SX, XD và TM&DV. Với ba nhóm ngành này, tác giả sẽ sử dụng 2 biến giả để để thực hiện phân tích mô hình. Cụ thể:

Biến giả D1: Ngành SX Biến giả D2: Ngành XD

Trường hợp 1: Nếu D1=1; D2=0: Đó là mô hình tương ứng với ngành SX Trường hợp 2: Nếu D1=0; D2=1: Đó là mô hình tương ứng với ngành XD Trường hợp 3: Nếu D1=0; D2=0: Đó là mô hình tương ứng với ngành TM&DV -Biến quy mô DN (QUYMO)

Theo các nghiên cứu trước đó của Zeitun and Tian (2007), Prasetyantoko and Parmono (2012), Abblasali Pouraghajan and Malekian (2012), Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Đỗ Thị Diên (2021) đều cho kết quả quy mô DN tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của DN. Ngược lại, một số

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 66 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w