TY SỮA LỚN NHẤT THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu chức năng hoạch định, nhằm khái quát nhất các kiến thức xoay quanh hoạch định trong doanh nghiệp bao gồm các khái niệm liên quan đến hoạch định, (Trang 30 - 35)

D. VẬN DỤNG HOẠCH ĐỊNH TRONG THỰC TẾ CỦA VINAMILK 1 Tầm nhìn, Sứ mệnh

TY SỮA LỚN NHẤT THẾ GIỚ

● ĐI ĐẦU TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO MANG TÍNH ỨNG DỤNG CAO

Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.

Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

● CỦNG CỐ VỊ THẾ DẪN ĐẦU NGÀNH SỮA VIỆT NAM

Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.

Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.

Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

● TRỞ THÀNH CÔNG TY SỮA TẠO RA NHIỀU GIÁ TRỊ NHẤT TẠI ĐÔNG NAM Á

Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.

Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.

Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

b. Mục tiêu và kế hoạch chiến thuật

● MỤC TIÊU DOANH THU VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

Tổng doanh thu mục tiêu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng; trong đó, doanh thu nội địa 61.000 tỷ đồng (chiếm 75%), doanh thu tại các thị trường nước ngoài 19.000 tỷ đồng (chiếm 25%); Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước: 10%/năm, bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường. Tăng trưởng tổng thị phần: trung bình 01%/năm.

● GIA TĂNG ĐẦU TƯ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT

Tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư vào các trang trại Vinamilk là 17.000 tỷ đồng; Công suất sản xuất bình quân của Vinamilk sẽ tăng lên 2,8 triệu tấn/năm vào năm 2021, tăng 70% so với công suất bình quân năm 2016; Mục tiêu đến năm 2021, tổng số lượng đàn bò tại các trang trại của Vinamilk dự kiến đạt 44.400 con. Lượng sữa thu mua từ các trang trại Vinamilk đạt 157.000 tấn, và lượng sữa thu được từ các hộ nông dân đạt 251.000 tấn.

● ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LÕI

Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng.

● KHAI THÁC TỐI ĐA TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn. Chú trọng khai thác thị trường nông thôn với sức tiêu thụ các sản phẩm sữa

hiện nay chỉ tương đương 50% sức tiêu thụ sữa tại khu vực thành thị, trong khi tỷ lệ cơ cấu dân số ở thành thị/nông thôn hiện tại ở mức 35%/65%.

● PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm trung và cao cấp với các giá trị gia tăng ở thành thị, tiếp tục thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông.

● XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Tích cực xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng việc thực hiện các chiến lược quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông; đồng thời cam kết đầu tư cao ở tất cả các khâu mà đặc biệt là lợi thế về mạng lưới phân phối, tiếp thị và nguồn nhân lực.

c. Mục tiêu và chiến lược tác nghiệp

● HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D)

Tiếp tục đầu tư phát triển hoạt động R&D theo xu hướng thế giới; chú trọng phát triển thực phẩm hữu cơ và ứng dụng Công nghệ sinh học nhằm hướng đến mục tiêu trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Đặt tiêu chí tốt cho sức khỏe lên hàng đầu và tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc thù cho phân khúc người cao tuổi, người bệnh và trẻ em.

● HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ - KINH DOANH

Nội địa Tiếp tục dẫn đầu về cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới ở tất cả các ngành hàng chủ lực, giữ vững vị trí số 1 và đi đầu trong các xu hướng mới. Nâng tầm các hoạt động tiếp thị nhằm tạo ra giá trị cao hơn. Tiếp tục thực thi chương trình tái cấu trúc và tăng cường năng lực hệ thống nhà phân phối;

thực thi quyết liệt và kịp thời nhiều hoạt động để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa kinh doanh và marketing để thực hiện hiệu quả và chất lượng các chương trình tung và tái tung sản phẩm. Xuất khẩu Tiếp tục mở rộng các thị trường tiềm năng trọng điểm. Tiếp cận và xúc tiến một cách linh hoạt và đa dạng các loại hình hợp tác kinh doanh với đối tác quốc tế.

● HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG - ĐIỀU VẬN

Triển khai thực thi các dự án nâng cấp, mở rộng các nhà máy hiện hữu và đầu tư nhà máy mới theo kế hoạch đầu tư chiến lược đã hoạch định. Khích lệ và triển khai áp dụng rộng rãi các giải pháp nâng cao hiệu quả nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất chung và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Tiếp tục thực thi công tác hoạch định và hợp tác nhà cung cấp/ đối tác chiến lược. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trong đánh giá nhà cung cấp để đảm bảo cả về hiệu quả, an toàn sản phẩm và hướng đến phát triển bền vững. Tối ưu hóa các cung đường vận chuyển điều kho và phân phối, gia tăng tỷ lệ giao hàng đúng hạn, mang đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.

● HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU

Thực thi việc nâng cấp và xây dựng mới các trang trại theo hoạch định, tích hợp các yêu cầu phát triển bền vững và phù hợp với biến đổi khí hậu. Tiêu chuẩn hóa các hệ thống máy móc thiết bị theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nuôi trồng tại Việt Nam. Mở rộng và nâng cao đội ngũ cán bộ kỹ sư chăn nuôi thú y chuyên môn cao và đẩy mạnh trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.

● CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

Tài chính Tập trung nâng cao tính đa dạng, hữu ích, đầy đủ của các báo cáo quản trị và dự báo, đánh Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, xu hướng phát triển và định hướng chiến lược của công ty, Ban Điều hành đưa ra định hướng và mục tiêu trong năm 2018 cho từng hoạt động chức năng. giá thẩm định các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đánh giá

hiệu quả sau đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chi phí. Tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống quản lý ERP đối các công ty con tại nước ngoài, hướng đến sự đồng bộ thông tin dữ liệu trong toàn tập đoàn. Kiểm soát nội bộ Tiếp tục cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ theo định hướng tinh gọn LEAN và hiệu quả có kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để tự động/ số hóa các hoạt động thủ công nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nhân sự - Đối ngoại Tăng cường các hoạt động đối ngoại, các hoạt động tổ chức cho cộng đồng để truyền thông nhằm nâng cao danh tiếng Công ty và thương hiệu nhà tuyển dụng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh và thu hút nhân tài.

E. KẾT LUẬN

Với một thị trường luôn biến đổi với các điều kiện kinh doanh ngày càng khốc liệt, càng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chức năng hoạch định trong quản trị đối với các doanh nghiệp bằng việc khám phá quy trình hoạch định và xem xét cách thức xây dựng các kế hoạch có hiệu quả, đặc biệt việc thiết lập mục tiêu, một bước căn bản trong hoạch định, sẽ giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và luôn có định hướng cho doanh nghiệp của mình trong mọi tình huống. Thêm vào đó bằng việc cung cấp loại kế hoạch mà nhà quản trị sử dụng để giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đã thiết lập, các nhà quản trị sẽ dễ dàng thực hiện mục tiêu cấp chiến lược một cách chặt chẽ, nhanh chóng. Bên cạnh những lợi ích mà hoạch định đem lại, doanh nghiệp vẫn có thể gặp phải những bất cập, hạn chế của hoạch định bao gồm các mục tiêu và kế hoạch có thể tạo ra cảm nhận sai lầm về sự chắc chắn hay các mục tiêu và kế hoạch có thể gây nên sự cứng nhắc trong một môi trường đầy biến động và cuối cùng hoạch định có thể bóp nghẹt cách thức sáng tạo và tư duy trực giác. Sự thành công thường đến từ sáng tạo và tư duy trực giác, trong khi những điều này dễ bị hoạt động hoạch định cứng nhắc làm tổn thương. Tuy nhiên kết hợp khả năng quản trị và hoạch định tốt, ứng phó linh hoạt, kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý và dìu dắt doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu được đề ra.

Các nguồn tham khảo

1. Sách Kỷ Nguyên Mới Của Quản Trị -Nhà xuất bản:Cengage Learning - Tác giả:Richard L Dafl.

2. Sách Quản Trị Học - Tóm tắt lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm - NXB Kinh Tế TP.HCM - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM Khoa Quản Trị.

3. http://kosy.vn/quan-tri-theo-muc-tieu-tai-cong-ty-co-phan-kosy- 1334. html

4. Tài liệu học tập Quản trị học - PDF.

5. Vinamilk - Báo cáo phát triển bền vững 2017 - Vươn Ra Biển Lớn.

Một phần của tài liệu chức năng hoạch định, nhằm khái quát nhất các kiến thức xoay quanh hoạch định trong doanh nghiệp bao gồm các khái niệm liên quan đến hoạch định, (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w