Nhà phân phố

Một phần của tài liệu đề tài chuỗi cung ứng của cà phê trung nguyên (Trang 32 - 36)

3) Các thành tựu

2.3 Nhà phân phố

Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhât.

- Hệ thống phân phối truyền thống.

Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…), nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng. Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới. Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP Blue Way, công ty CP Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…

- Trung gian phân phối hiện đại: Hệ thống G7 Mart

+ Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam

+ Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.

+ Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần nhà. - Chính vì vậy, những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và

32

nằm len lỏi giữa các con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và ứng dụng IT trong quá trình quản lý.

- Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhỉn chiến lược và tham vọng muốn giành thế vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam.

Hệ thống siêu thị

- Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênhphân phối dọc cho hệ thống phân phối của mình. Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối

Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất lại có các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm các cửa hàng G7mart chuẩn và các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí

tốn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài, theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.

Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào VN từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường. Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống Franchise bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Không thể phủ nhận lợi ích mà nhượng quyền Franchise mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu. Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Trung Nguyên đã có mặt tại 63 tỉnh thành, trên 50 quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa.

3) Sự thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.

33

3.1.Trung Nguyên trong mối quan hệ với các nhà cung ứng.

Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do các doanh nghiệp có thể mua từ các nước khác. Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như các vấn để về vận chuyển.

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của DN đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Tuy nhiên, hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả . Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất café hòa tan cũng như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Hay nói cách khác Trung Nguyên chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình. Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là vấn đề mà Trung Nguyên không phải đối mặt hiện nay. Hiện nay, Trung Nguyên đang có chương trình mở rộng 1000 ha café bền vững ở Đắk Lắk góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên 2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia; nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường

thế giới.

Vì Trung Nguyên tự đầu tư sản xuất, tự cung cấp nguồn đầu tư cho chính mình nên không có phần yêu cầu chào hàng và lựa chọn người cung ứng. Cà phê Trung

34

Nguyên đã tự cung ứng nguyên liệu cho chính mình. a) Chính sách đào tạo nhà cung cấp.

Trung Nguyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông dân.Lớp tập huấn đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.Công ty cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung

Nguyên) vừa tổ chức đợt tập huấn lần thứ 3 trong chương trình mở rộng 1.000ha

cà phê bền vững (UTZ Certified) cho 550 hộ nông dân tại xã Ea Tul (huyện Cư M’Gar – Đắk Lắk). Chương trình tập huấn lần này góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của Trung Nguyên lên

2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia. Đây là một trong những hoạt động chiến lược của Công ty Trung Nguyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.

Trong chương trình tập huấn, Công ty Trung Nguyên cung cấp kiến thức cho các hộ nông dân hiểu về lợi ích và phương pháp triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn UTZ trong canh tác cà phê. Từ quy định về nước tưới, sử dụng phân bón, quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy định về thu hoạch, chế biến, bảo quản đến quy định về môi

trường, đa dạng sinh học, chống xói mòn đất và các qui định về bảo vệ quyền lợi người lao động và trẻ em sẽ được trình bày và hướng dẫn trực tiếp đến các hộ nông dân qua buổi tập huấn, tài liệu tập huấn và những buổi triển khai thực tế. Qua đó, các hộ nông dân tham gia được nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác để đạt sản lượng cà phê cao nhất với chất lượng tốt nhất, cũng như được đảm bảo nguồn thu mua ổn định và hưởng giá thu mua cao so với thị trường.

b) Chính sách hỗ trợ kĩ thuật đầu tư đầu vào .

Tháng 4, Công ty Cà phê Trung Nguyên mời báo giới tham quan mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển khai tại vườn gia đình ông Ama Chương, buôn Kô Tam, xã Ea Tu ngoại

35

thành Buôn Ma Thuột.

Mô hình này được triển khai từ đầu năm 2010. Ngoài phần mời chuyên gia chuyển giao công nghệ, Công ty đã tài trợ cho Ama Chương phần thiết bị trị giá 55 triệu đồng, chủ hộ tự góp thêm 25 triệu để hoàn tất hệ thống tưới và nhà chứa máy. Công ty Trung Nguyên cam kết tư vấn và hỗ trợ tối đa các hộ nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất và nâng cao lợi ích cho các hộ nông dân trồng cà phê, cộng đồng và ngành cà phê Việt Nam.

Kết hợp chương trình phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững UTZ Certified, Cty Trung Nguyên tư vấn hỗ trợ các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt hiện đại của Israel cùng công nghệ phân bón Yara giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Từ tháng 02 năm 2010, đơn vị này đã đầu tư kinh phí 100% cho các hộ trồng cà phê tại buôn Ko Tam, xã Eatu, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống này phân phối nước trực tiếp đến từng cây cà phê và kết hợp bón phân qua hệ thống tưới bằng các van điều khiển tự động, lọc nhiều tầng giúp tiết kiệm được 60% lượng nước. Chương trình đã đem lại hiệu quả cao trong năm vừa qua và nhận được sự ủng hộ của các hộ nông dân trồng cà phê. Trung Nguyên cũng đang tiến hành xây dựng “Quỹ Trung Nguyên hỗ trợ nông dân

trồng cà phê và Phát triển cây cà phê bền vững”, (tên viết tắt tiếng Anh TrungNguyen Coffee Foun), với nguồn vốn họat động ban đầu là 15 tỷ đồng/năm.

c) Tăng cường các quan hệ với nhà cung cấp.

Tổng giám đốc của Trung Nguyên có các chuyến công tác thường xuyên tới các nhà cung cấp của mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị, lâu bền. Một trong những điểm đến của các chuyến công tác này là công ty Neuhaus Neotec - công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp – CHLB Đức. Giám

đốc điều hành của Neuhaus Neotec – ông Gustav Lührs đã rất hân hoan chào đón đoàn Trung Nguyên, ông đã giới thiệu các thiết bị tiên tiến nhất mà Neuhaus Neotec chuẩn bị giới thiệu ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu đề tài chuỗi cung ứng của cà phê trung nguyên (Trang 32 - 36)

w