II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam
1. Công tác quản lí thu
1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp
Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phương thức thu nộp được chia thành hai loại:
Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH. Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không có chủ sử dụng lao động.
Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương thức thu chủ yếu của BHXH Việt Nam. Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng lao động. Trước tiên chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH. Thực hiện như vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền lương của
họ. Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên quan như bưu điện, ngân hàng, ... song các đại lí thu này không phổ biến.
Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam. Tiền thu sẽ được trích theo % tổng quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ quan BHXH. Đây cũng là phương thức nộp phổ biến nhất hiện nay. Quy định hiện nay sau khi chính thức chuyển BHYT về BHXH, tổng mức phí thu hiện nay là 23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, đóng BHXH là người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%; đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%, người sử dụng lao động 2%.