Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 76 - 78)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

3.3 Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

3.3.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

- Cùng với việc tập trung mọi nguồn lực để triển khai tốt các công trình trọng điểm như: khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Đankia- Suối Vàng,

cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc thù, cao cấp, đa dạng dịch vụ, hạn chế các dự án có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, trùng lắp và tác động xấu đến môi trường, cảnh quan.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch- dịch vụ, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí ở các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Phấn đấu, mỗi địa phương sẽ đưa vào khai thác 3- 5 điểm tham quan du lịch; có thêm nhiều sản phẩm du lịch để phục vụ yêu cầu mở rộng không gian phát triển du lịch, hình thành thêm nhiều tour, tuyến trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như du lịch kết hợp khám chữa bệnh, điều dưỡng; du lịch gắn với giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch gắn với trung tâm huấn luyện thể thao, trung tâm công nghệ thông tin; du lịch tham quan, sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, kết hợp tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di chỉ khảo cổ… Ưu tiên các dự án đầu tư phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và mùa mưa.

- Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng để phục vụ và thu hút du khách.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm và kích thích chi tiêu của du khách.

- Khai thác các tuyến du lịch có nhiều tiềm năng như: “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Duyên hải miền Trung.

- Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành các tam giác phát triển du lịch Lâm Đồng - TP Hồ Chí Minh - Nha Trang; Lâm Đồng - Phan Thiết

- TP Hồ Chí Minh; Lâm Đồng - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh… nhằm tạo ra liên kết vùng du lịch ở phía Nam và nối tua du lịch khai thác thị trường ở các tỉnh phía Bắc; xây dựng và thực hiện chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế, từng bước hình thành các tour du lịch quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia qua cửa khẩu Bờ Y đến Lâm Đồng.

- Hàng năm, bố trí thỏa đáng kinh phí cho ngành du lịch để lập các quy hoạch khu, điểm du lịch nhằm kêu gọi đầu tư phát triển sản phẩm mới và tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tìm kiếm thị trường

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)