b. Hành chính – dân số
2.7.5 Nguồn nước mặt, nước ngầm và chế độ thủy văn
Nước mặt trên địa bàn huyện khá dồi dào, được cung cấp bởi các nguồn chính như: nước mưa tại chỗ, nước từ thượng lưu chảy về. Kết quả thực đo về các thông số dòng chảy vàchất lượng nước mặt của huyện như sau:
- Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 34 – 38 m3/s
- Module dòng chảy trung bình nhiều năm 37,24 – 38,12 l/s/km2 - Hệ số biến đổi dòng chảy nhiều năm 0,2 - 0,3
- Biên độ mực nước trong sông chính giữa mùa mưa và mùa khô: 5 - 8 m
Về tài nguyên nước ngầm, theo điều tra của dự án quy hoạch thủy lợi và nước sinh hoạt nông thôn vùng Đạ Huoai – Đạ Tẻh do Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Thủy Lợi Miền Trung thực hiện tháng 11/2000 cho thấy:
Nước ngầm tầng mặt (giếng đào): nước ngầm tầng mặt và nước sát mặt (ngầm bán áp, độ sâu < 20 m ) thường có độ cứng khá cao (> 50 mg caco3/lít), mực nước thay
Ứng dụng GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ phân vùng tiềm năng lũ quét tại
huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng
SVTH: Mai Thị Huyền GVHD:Th.S B33 ùi Chí Nam đổi theo vùng và theo mùa, vùng thấp ven sông Đạ Huoai có mực nước ngầm từ 15 - 20 m. Vào mùa mưa, mực nước cách mặt đất từ 1 - 2,0 m, nhưng về mùa khô mưa nước hạ xuống cách mặt đất 5 – 6 m ở nhũng khu vực bào mòn tích tụ và 7 – 12 m ở những khu vực tích tụ xâm thực gần thềm sông Đạ Huoai.
Nước ngầm tầng sâu (giếng khoan với độ sâu > 20 m): ở độ sâu > 20m, nước ngầm có độ cứng và độ kiềm khá cao. Như vậy, nếu khai thác nước ngầm cung cấp nước sạch cho các khu dân cư tập trung như thị trấn và các khu công nghiệp thì đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý.