2 5 Hệ thống cứu hỏa trong nhà máy

Một phần của tài liệu Bài giảng - Thủy điện 2- chương 7&8 ppsx (Trang 25)

Cứu hỏa gian máy chính: Có thể dùng bình dập hóa chất đặt ở trên cột bốn góc nhà máy hoặc dùng vòi rồng dập lửa. Nếu cột nước H ≥ 30 m, dùng phương pháp tự chảy. Nếu không đủ cột nước phải dùng máy bơm. Nước dùng cho cứu hỏa không cho phép dùng chung với hệ thống cấp nước kỹ thuật. Mỗi hệ thống cứu hỏa phải có hai nguồn nước để đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn. Vòi rồng thường được bố trí cách sàn 1,35 m.

Cứu hỏa gian xử lý dầu: Do dầu bị khô hanh dễ tạo nên tĩnh điện và gây cháy, do vậy từ cửa ra của ống dẫn và cứ 100 m phải nối đất. Máy cắt dầu khi cắt có hơi dầu phụt ra, vì vậy không được bật diêm hoặc đem đèn dầu tới gần.

Cứu hỏa máy phát: Trong vận hành thường xảy ra ngắn mạch giữa các cuộn dây stator hoặc đầu hàn cuộn dây bị cháy. Cuộn dây stator nằm trong vỏ kín nên các biện pháp khác không dập tắt lửa được nên phải có hệ thống riêng. Quan niệm cho rằng nước làm hỏng cách điện cũng không đúng vì không nghiêm trọng. Có thể sấy khô vì dây cách điện bằng nhựa đường chống thấm tốt. Thường trên và dưới cuộn stator đặt hai vòng ống dập lửa, trên các vòng đục các hàng lỗ. Ap lực nước không thấp hơn 2 - 2,5 at. Yêu cầu dập tắt cháy máy phát sau 5 đến 10 phút.

Ngoài các hệ thống thiết bị phụ thủy lực đã sơ lược nêu trên, trong trạm thủy điện còn có những hệ thống thiết bị phụ và thiết bị khác như : các thiết bị nâng hạ, các thiết bị đo, kiểm tra..v..v.. và các hệ thống thiết bị phần điện ..v..v... sẽ được đề cập ở phần Công trình trạm thuỷ điện.

Một phần của tài liệu Bài giảng - Thủy điện 2- chương 7&8 ppsx (Trang 25)