Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ y tế (Trang 67 - 74)

2.2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

- Trang thiết bị: máy huyết áp, ống nghe hiệu Yamasu của Nhật sản xuất; cân bàn có kèm thước đo hiệu Nhơn Hòa; Máy điện tim một cần hiệu Fukada của Nhật sản xuất; máy xét nghiệm sinh hóa tự động đặt tại phòng Xét nghiệm Công ty Xét nghiệm Y khoa Đặng Thùy Trang.

- Phiếu điều tra (phỏng vấn trực tiếp):

+ Phiếu điều tra cho Mục tiêu 1: bao gồm phần thông tin dân số chung của đối tượng nghiên cứu, các chỉ số nhân trắc, tình trạng các bệnh kèm theo, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng và kết quả xét nghiệm sinh hóa máu trước can thiệp, đặc biệt là nồng độ acid uric máu (AUM) (mg/dL), ghi nhận tăng, không tăng AUM và phân mức độ tăng AUM.

+ Phiếu điều tra cho mục tiêu 2: gồm phần thông tin chung, gồm họ và tên, nơi cư trú, tuổi, giới tính và các chỉ số đánh giá sau can thiệp về chiều cao, cân nặng, vòng eo, huyết áp, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, đặc biệt là nồng độ AUM sau can thiệp.

2.2.5.2. Nhân sự thu thập số liệu

- Tác giả và các cộng tác viên nghiên cứu, bao gồm các thành viên thu thập số liệu được tập huấn kỹ trước khi tiến hành phỏng vấn, cân, đo các chỉ số nhân trắc, lấy máu xét nghiệm. Hai cán bộ xét nghiệm sử dụng thông thạo máy sinh hóa tự động. Nhân viên trạm y tế và nhân viên y tế khóm/ấp làm cộng tác viên.

2.2.5.3. Cách tiến hành thu thập số liệu

Dự kiến mỗi cụm thu thập số liệu cho 30 mẫu/ngày. Số cán bộ tham gia bao gồm 1 cán bộ cân đo, chiều cao; 1 cán bộ đo huyết áp; 1 cán bộ đo điện tim; 2 cán bộ phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn; 1 cán bộ lấy máu xét nghiệm. Tại mỗi phường, xã: mời 1 nhân viên y tế khóm ấp và 1 cán bộ trạm y tế tham gia thu thập số liệu cho những đối tượng tham gia nghiên cứu, tham gia công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, giám sát việc thay đổi hành vi sức khỏe của các đối tượng, ghi nhận và báo cáo các chỉ số nghiên cứu liên quan đến can thiệp: thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, dùng thuốc...

Sau khi được chính quyền, ngành y tế địa phương thống nhất cho phép tiến hành nghiên cứu, tác giả sẽ phối hợp với trưởng khóm, ấp lập danh sách những người dân trên 35 tuổi. Lập kế hoạch thực hiện với thời gian cụ thể, phát thơ mời các đối tượng đã được chọn vào nghiên cứu theo từng khóm, ấp được chọn vào nghiên cứu. Tập huấn các cộng tác viên để họ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc phỏng vấn và thực hiện lấy các chỉ số nhân trắc, huyets áp và xét nghiệm theo các mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, điều tra viên tổng hợp và kiểm tra độ chính xác của các bảng thu thập thông tin và mang mẫu máu của đối tượng nghiên cứu đến Công ty Xét nghiệm Y khoa Đặng Thùy Trang xét nghiệm. Ghi đầy đủ các kết quả xét nghiệm vào phiếu thu thập dữ liệu và tổng hợp báo cáo theo qui định.

2.2.5.4. Các kỹ thuật thu thập số liệu

- Đo huyết áp: dùng máy đo huyết áp đồng hồ hiệu YAMASU của Nhật, đã hiệu chỉnh với máy đo huyết áp thủy ngân. Đo huyết áp các đối tượng nghiên cứu ở phòng yên tĩnh, có nhiệt độ thích hợp. Hướng dẫn các đối tượng trước khi đo: tránh hút thuốc, caffeine và tập thể dục trong 30 phút; bàng quang rỗng; ngồi thư giãn trong khoảng từ 3-5 phút. Cả đối tượng nghiên cứu và nhân viên đều không nói chuyện trước, trong và giữa các lần đo. Tư thế người được đo huyết áp: cánh tay đặt trên bàn với phần giữa cánh tay ở ngang tim, lưng tựa vào ghế và 2 chân dang rộng, bàn chân phẳng trên sàn nhà. Mỗi đối tượng thực hiện tối đa 3 lần đo, giữa các lần đo cách nhau 1 phút. Tính trung bình của 2 lần đo cuối. Nếu huyết áp lần đo đầu tiên được ghi nhận <130/85 mmHg thì không cần phải đo thêm lần nào nữa.

- Đo vòng eo: dùng thước dây có chiều dài 150cm, chia vạch 1mm. Đo vòng eo theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: tiến hành đo vào buổi sáng lúc bụng đói. Người được đo đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân, vị trí đo vòng bụng ở mức giữa xương sườn 12 và gai chậu trước trên khi đối tượng thở ra hết, vòng thước dây song song với mặt đất. Người đo đứng cạnh đối tượng đo, kéo thước dây vừa chặt.

- Đo chiều cao và Cân nặng: Sử dụng cân bàn có gắn thước đo chiều cao TCS 200RT. Cân có mức trọng lượng cân tối đa là 200Kg, sai số 0,1Kg. Thước đo có tầm đo là 71–190cm, sai số 1cm. Người được đo đứng trên bàn cân, bàn chân chụm hình chữ V, hai ngón chân cái cách nhau 10cm, đầu thẳng. Người đo kéo thước lên và thả thanh ngang chạm đỉnh đầu và vuông góc với thước thẳng, ghi nhận chiều cao và cân nặng của đối tượng đo.

- Đo điện tim: sử dụng máy Fukuda một cần FX 7101 của Nhật. Đối tượng đo được nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo, không dùng cà phê, thuốc lá 30 phút trước đó. Đo điện tim ở 12 chuyển đạo tim gián tiếp thông dụng.

- Kỹ thuật đo nồng độ acid uric, Ure, Creatinin, glucose, triglycerid, cholesterol, LDL-c, HDL-c trong huyết thanh đối tượng nghiên cứu.

+ Kỹ thuật lấy máu, bảo quản và vận chuyển: Đối tượng được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sớm. Lưu ý: đối tượng phải nhịn ăn ít nhất là 08 giờ trước đó (nếu chưa đúng yêu cầu này thì hẹn lại đối tượng vào hôm sau), không vận động thể lực, hút thuốc, uống cà phê vào buổi sáng khi thực hiện lấy máu xét nghiệm. Máu sau khi lấy, được cho vào ống đựng có dán mã code của đối tượng, ống máu sẽ được cho bảo quản trong thùng lạnh và chuyển về phòng xét nghiệm trong ngày.

+ Thực hiện các xét nghiệm tại Phòng xét nghiệm Y khoa Đặng Thùy Trang. Phòng xét nghiệm đã được Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đạt chất lượng ngoại kiểm tra xét nghiệm. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa được đo bằng máy sinh hóa tự động BECKMANCOULTER-AU 400, hóa chất do hãng Olympus của Nhật sản xuất.

- Định lượng nồng độ acid uric máu theo phương pháp enzyme so màu dựa trên phản ứng:

Uric acid + H2O + O2 Uricase Allantoin + CO2 + H2O2

ESPT+4-Aminoantipyrine +2 H2O2 POD Quinoneimine + 3 H2O + Sản phẩm màu được đo ở bước sóng 546nm.

+ AU bình thường: Nam 5,0 ±1,08 mg/dl; Nữ 4,0±1,08mg/dl.

- Định lượng glucose máu: Glucose máu được định lượng theo phương pháp động học có sự tham gia của enzzym hexokinase:

Glucose+ATP Uricase G6DP + ADP G6P + NADP+

G6PDH Gluconate-6-P + NADPH + H+

+ Đo tốc độ tăng mật độ quang của NDPH ở bước sóng 340 nm. + Glucose bình thường trong máu: 10 – 110 mg/dl.

- Định lượng cholesterol toàn phần trong máu: định lượng theo phương pháp enzym so màu theo phản ứng

Cholesterol ester + H2O CE cholesterol + RCOOH Cholesterol + O2 CHOD cholest-4-en-3-one + H2O2

2H2O2 +4-aminophenazone POP hợp chất màu đỏ + 4H2O

CHOD: Cholesterol oxidase ;POP: Peroxidas

+ Bình thường: 150 - 200 mg/dl.

- Định lượng Triglycerid trong máu: theo phương pháp Enzym so màu theo phương trình phản ứng sau:

Triglycerides + H2O LP glycerol + 3RCOOH

Glycerol +ATP GK glycerol-3-phosphate +ADP

glycerol-3-phosphate + O2 GPO dihydroxyacetonephosphate + H202

H2O2 + 4- aminophenazone + 4- cholorophenol peroxidase 4-(p-enzoquinone monoimino)-phenazone + 2H2O + HCl

LPL: Lipoprotein lipase ;GK: Glycerol kinase ;GPO: Glycerol phosphate oxidase; Trị số bình thường: 50 – 150 mg/dl.

- Định lượng HDL-c trong máu: được định lượng theo phương pháp enzyme so màu theo phương trình phản ứng:

HDL-c esters + H2 PEG-Cholestreol esterase HDL-c + RCOOH HDL-c + O2 PEG-Cholestreol esterase Δ4 –cholestenone + H2O2

2H2O2 +4amino-antipyrine+HSDA+H++H2O peroxidas hợp chất màu xanh tím

PEG: polyethylene glycol; HSDA: Sodium N-(2-hydroxy-3-sulfopropyl)-3,5- dimethoxyaniline

- Định lượng LDL-c trong máu: định lượng theo phương pháp enzyme so màu

LDL-c esters + H2O Detergent Cholesterol + acid béo tự do LDL-c + O2 cholesterol oxidase Δ4 –cholestenone + H2O2

peroxidase

2H2O2+4amino-antipyrine+HSDA+H++H2O hợp chất màu xanh tím - Định lượng ure máu: Dựa trên nguyên lý Urê được thuỷ phân tạo

-cetoglutarat và NADH thành glutamat và NAD+nhờ GLDH xúc tác. Đo sự giảm mật độ quang của NDH ở bước sóng 340mm.

Urea + H2O Urease 2NH4++ CO3 2-

NH4++ 2-- cetoglutarat + NADH GLDH L-glutamat + NAD+ + H2O Giá trị tham chiếu: 10 -20 mg/dl.

- Định lượng creatinin máu: được định lượng theo phương pháp Jaffe (đo điểm đầu và cuối).

Creatinin + acid pycric Alkaline pH phức hợp vàng cam Bình thường: Nam: 0,6- 1,2 mg/dl; Nữ: 0,5 – 1,1 mg/dl

Hình 2.1. Sơ đồ biến số

Hình 2.2. Quy trình lấy mẫu

Tăng Acid uric máu

Tuổi Hút thuốc Giới tính

Bệnh kèm theo

Thói quen ăn uống Thói quen sinh hoạt

Nghề nghiệp

Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu

phường thị trấn.

Tổng số 2322 người từ 35 tuổi trở lên tại 9 xã, 3 phường: nhân trắc, huyết áp, phỏng vấn, xét nghiệm…

NGHIÊN CỨU CẮT NGANG

Những đối tượng tăng acid uric (n=331)

Đối tượng tăng acid uric đưa vào can thiệp (n=255)

Nhóm đối chứng (n=82) Nhóm TTGDSK (n=87) Nhóm TTGDSK kết hợp vitamin C (n=86) Không + TTGDSK; + Tư vấn, chăm sóc, điều trị bệnh nền. Nhóm đối chứng (n=74) Nhóm TTGDSK (n=82) Nhóm TTGDSK kết hợp vitamin (n=82) GĐ II NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

Nam: acid uric 7-12mg/dl Nữ: acid uric 6- 10mg/dl Không điều trị thuốc hạ acid uric.

Những đối tượng không tăng acid uric (n=1901) Khảo sát yếu tố liên quan

Đánh giá kết quả sau 12 tháng

+ Tỉ lệ tăng AUM, nồng độ AUM, chỉ số hiệu quả + Tỉ lệ thay đổi lối sống;

+ Tỉ lệ kiểm soát được bệnh nền

+ Kết luận chung về hiệu quả can thiệp

BIỆN PHÁP CAN THIỆP

+ TTGDSK + Tư vấn, chăm sóc, điều trị bệnh nền; +Dùng Vitamin C250mg/ngày

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ y tế (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)