Tiêu chí lựa chọn của bản tin thời sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc của của luận văn

1.4.1. Tiêu chí lựa chọn của bản tin thời sự

1.4.1.1. Tiêu chí về chủ đề, đề tài

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một bản tin thời sự phát thanh có chất lƣợng, song những yếu tố đƣợc xem là cơ bản sau đây đƣợc xem là những tiêu chí để xây dựng một bản tin thời sự phát thanh. Trong cuốn Tác phẩm báo chí đại cương (tập 1) của Phân viện báo chí tuyên truyền, có đƣa ra những yếu tố cơ bản

30 + Đề tài đa dạng, phong phú

Đề tài là phạm vi cuộc sống đƣợc thể hiện trong tác phẩm hay một chƣơng trình phát thanh. Đề tài báo chí nằm ngay trong cuộc sống, ở mọi nơi, mọi lúc. Đề tài phải cho biết tác phẩm viết về ai ? về cái gì ? về lĩnh vực gì trong cuộc sống ? Có những đề tài xuất hiện rõ ràng, có những đề tài ẩn sâu dƣới nhiều tầng sự kiện. Nhiệm vụ của nhà báo là phải tìm và phát hiện ra đề tài, thể hiện nó trong tác phẩm của mình để mọi ngƣời cùng biết, cùng suy ngẫm về thời cuộc.

Đề tài với những nội dung thông tin từ đa dạng góc độ khác nhau sẽ giúp cho thính giả có cái nhìn đa chiều, thậm chí cả những góc khuất. Từ đó mỗi đố tƣợng tiếp nhận sẽ hiểu và có những hành vi phù hợp góp phần vào việc ổn định và phát triển xã hội.

+ Chủ đề rõ ràng

Đề tài phong phú, đa dạng đã đƣợc xác định nhƣng đề tài đó nếu không đƣợc khoanh vùng và gửi gắm một thông điệp rõ ràng bởi một chủ đề nhất định thì tác phẩm báo chí sẽ khiến cho công chúng khó tiếp nhận và nhƣ vậy tác phẩm, chƣơng trình sẽ khó đạt chất lƣợng. Chủ đề là vấn đề đƣợc nhà báo lựa chọn để thực hiện tác phẩm và đƣợc giới hạn trong một phạm vi nhất định. Hay nói cách khác, chủ đề là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới công chúng thông qua tác phẩm báo chí. Chủ đề thể hiện tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của nhà báo về vấn đề nào đó. Tác phẩm có nội dung liên quan đến bản tin thời sự, chủ đề tốt khi thông điệp rõ ràng, mang tính giáo dục, nhân văn sâu sắc. Nghĩa là tác phẩm, bản tin đó phải hƣớng tới một đích, một nhận thức có ý nghĩa có thể là hƣớng con ngƣời đến chân, thiện, mỹ, tới lòng vị tha cao cả.

Chỉ khi nhà báo xác định đƣợc đề tài, chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm thì mới dễ dàng định hƣớng đƣợc việc khai thác và thu thập thông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm. Xác định chủ đề cho tác phẩm, đây là khâu quan trọng

31

thứ hai, nó giúp nhà báo xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bƣớc tiếp theo. Nếu việc tìm hiểu thực tế đƣợc tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác định đề tài, chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả.

Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Tuy nhiên với phát thanh, tính thời sự mang đặc thù riêng. Tính thời sự của phát thanh đƣợc coi là thế mạnh của loại hình này. “Khi một sự kiện diễn ra, phát thanh đưa tin, truyền hình

diễn tả, báo in phân tích giảng giải”[17, tr.77]. + Chi tiết đặc sắc

Theo cách hiểu thông thƣờng, chi tiết là thành phần riêng lẻ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng, có thể tháo lắp đƣợc nhƣ đinh ốc, trục, bánh xe … Với cách hiểu nhƣ vậy, chi tiết là một bộ phận nhỏ trong một cấu trúc, một công trình lớn nào đó. Trong báo chí, chi tiết đƣợc hiểu “là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” [38, tr.79]. Nhƣ vậy chi

tiết là một bộ phận nhỏ nhất, là một trạng thái cụ thể của diễn biến sự kiện, là hành vi, cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý (hỉ, nộ, ái, ố) của con ngƣời; là sự tham gia của con ngƣời (nhân chứng, của chính nhà báo) trong sự kiện. Chi tiết góp phần trả lời các câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? Khi nào ? Nhƣ thế nào ? Tại sao ?

Một tác phẩm báo chí đƣợc “dệt” bởi chi tiết. Có nhiều góc độ tiếp cận chi tiết. Thứ nhất, theo phƣơng pháp thể hiện, chi tiết gồm: chi tiết tả, chi tiết kể, chi tiết bình, chi tiết “cái tôi cảm xúc của nhà báo” trƣớc hiện thực khách quan hoặc (gọi theo cách của văn chƣơng là chi tiết trữ tình ngoại đề). Thứ hai, theo các yếu tố nội dung, chi tiết gồm: chi tiết bối cảnh; chi tiết hoàn cảnh; chi tiết tình huống; chi tiết về quá trình diễn biến; chi tiết về thời gian; chi tiết về không gian; chi tiết là “hồ sơ” nhân chứng; chi tiết về hình dáng, nội tâm, tính cách, hành vi, hành động, lời nói của con ngƣời.

Nhƣ vậy, một tác phẩm báo chí nói chung, một tác phẩm phát thanh nói riêng, chi tiết có vai trò quan trọng trong việc tạo nên một tác phẩm có giá trị.

32

Tác phẩm có chất lƣợng khi trong đó có những chi tiết điển hình cho biết bản chất của sự việc, sự kiện và các chi tiết đƣợc kết nối với nhau một cách logic thành chuỗi chi tiết để tái hiện, làm rõ một thông điệp, một vấn đề, một sự kiện. Chi tiết là bằng chứng cơ sở khách quan đầu tiên để đánh giá tính xác thực (có thật) của sự kiện. Điều này đƣợc thể hiện qua việc tác giả có đến hiện trƣờng, có phải là ngƣời trực tiếp thực hiện tác phẩm hay không?

Chi tiết trong một tác phẩm trong một bản tin thời sự đƣợc đánh giá là tốt khi: (1) chi tiết đó góp phần làm rõ diễn biến và bản chất của sự việc; (2) chi tiết bộc lộ đƣợc quan điểm (biểu dƣơng, phê phán, đồng tình ủng hộ hay đấu tranh quyết liệt, chia sẻ buồn vui với ngƣời trong cuộc hay căm ghét kẻ xấu … của nhà báo trƣớc sự việc hoặc con ngƣời cụ thể; (3) chi tiết tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, nhớ lâu đối với thính giả.

1.4.1.2. Thông tin đảm bảo điều kiện chính trị, khách quan, rõ ràng

Bản tin thời sự tạo độ tin cậy cho thính giả vì không hƣ cấu bịa đặt, có giá trị và tuổi thọ cao vì thông tin quan trọng, hấp dẫn và bổ ích. Do đó thông tin của bản tin thời sự đƣợc sản xuất ra là dựa vào nhu cầu của công chúng cũng nhƣ sự kiện diễn biến hàng ngày, hàng giờ. Do đó nó đảm bảo điều kiện chính trị và mang tính khách quan chân thật ở chỗ là nhà báo đứng trên lập trƣờng của thính giả, bạn đọc để phản ánh sự kiện, vấn đề.

Mỗi một cơ quan báo chí đều trực thuộc một cơ quan chủ quản, nó tuyên truyền cho đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của cơ quan đó. Nội dung tin, bài đều gắn với việc làm, hành động của Đảng, các cấp các ngành trong tỉnh hoặc mang tính định hƣớng về những vấn đề đang diễn ra trong xã hội mà dƣ luận quan tâm. Bên cạnh đó, các hoạt động chính trị, kinh tế xã hội cũng đƣợc phản ánh một cách nhanh chóng. Ví dụ nhƣ đƣa tin về hoạt động của các cấp các chính quyền diễn ra trong ngày. Hay nội dung tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, những nội quy quy chế mà nhà nƣớc ban hành.

33

Bên cạnh đó các thông tin trên sóng phát thanh hay trên các loại báo chí đều có con số, có địa chỉ chính xác, có cả lời nói, tiếng động của nhân vật, tiếng động hiện trƣờng để công chúng yên tâm, tin tƣởng vào thông tin mà nhà đài đƣa phát sóng.

Đồng thời mang tính khách quan còn bộc lộ ở chủ đề, đề tài mà nhà báo phản ánh. Khi đƣa tin, công chúng không chủ đòi hỏi tin phải mới, phải nhanh mà sự kiện đó phải đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra để công chúng yên tâm về những thông tin mà nhà báo phản ánh là có thật. Làm đƣợc điều đó cơ quan chủ quản, tòa soạn của mình sẽ tồn tại bền vững trong lòng công chúng, công chúng sẽ tin yêu hơn tờ báo của mình.

1.4.1.3. Bản tin mang tính thời sự, cập nhật và gần gũi với công chúng

Công chúng luôn trông chờ, đón đọc, nghe, xem sự kiện trong ngày. Ai cũng muốn tiếp nhận thông tin của ngày hôm nay. Vì vậy phát thanh là loại hình báo chí đặc thù, nó chuyển tải thông tin nhanh hơn so với các thể loại báo chí khác. Hầu hết các cơ quan báo chí đều nắm vững dòng sự kiện chủ lƣu trong tuần, trong tháng để kịp thời phản ánh, đƣa tin. Chẳng hạn trong cả năm cả nƣớc có các sự kiện lớn nhƣ tháng 2 có ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02), tháng 3 có ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập đoàn (26/3), tháng 4 có ngày giải phóng miền Nam (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) … đài luôn có chủ đề, đề tài phù hợp, các thông tin ở các bản tin thời sự đƣa lên sóng phát thanh đều phản ánh những vấn đề đó để thu hút thính giả. Đồng thời nội dung bản tin còn phản ánh tức thì các hoạt động chính trị của cấp ủy Đảng, các ban ngành đoàn thể nhằm mục đích tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng đến với công chúng. Hoặc là các sự kiện đang đƣợc công chúng quan tâm, thắc mắc đều đƣợc phát thanh đƣa tin nhanh, phản ánh tâm tƣ, tình cả nguyện vọng một cách kịp thời để họ ổn định tâm lý, xây dựng cuộc sống.

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (2011), tác giả Trần Quang cho rằng: nội dung thông tin báo chí là những thông tin chính trị - xã

34

hội. Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Nó là dụng cụ làm việc của nhà báo. [13, tr.51,55]. Tác giả cũng đƣa ra những điều kiện đảm bảo chất lƣợng thông tin, bao gồm tính độc đáo của

thông tin, tính đại chúng (dễ hiểu) và tính hợp thời (đúng lúc). Muốn cho

thông tin của một tác phẩm có giá trị cao và mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn thì việc đạt đƣợc cả ba yêu cầu về tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời là điều kiện quyết định. Trong đó tính độc đáo và tính hợp thời là quan trọng nhất. Thông tin của tác phẩm sẽ mất giá trị nếu bỏ qua một trong hai yếu tố này.

Đánh giá giá trị thực tế của tác phẩm là cách nhìn nhận sức mạnh của nó trong việc hình thành nhận thức và khuynh hƣớng đạo đức của quần chúng, nghĩa là vai trò của tác phẩm trong việc điều khiển đối tƣợng tiếp nhận thông tin. Sự chính xác của thông tin là điều kiện để cung cấp cho công chúng một bức tranh hiện thực vừa phong phú vừa đa dạng, có thể tác động tới mọi phía của nhận thức. Thông tin phản ánh là phƣơng tiện giúp công chúng hiểu đƣợc “cái gì”. Tính chân thật của báo chí sẽ thuyết phục công chúng tin vào những gì mà báo chí đã phản ánh, hƣớng họ tới những ý nghĩ và hành động cụ thể. Làm đƣợc điều này, báo chí tự nó đã mang đến những thông tin có tính chất hƣớng dẫn. Khi công chúng đã hiểu “cái gì”, họ có những đánh giá về giá trị của chúng. Bởi vì ngƣời đọc, nghe, xem, khi đã xem xét tình hình thực sự của sự vật, thƣờng thì họ sẽ nêu lên những nhận xét về sự vật đó theo một quan điểm nhất định. Một tác phẩm báo chí, khi tái hiện hiện thực khách quan, gây nên sự chú ý và nhận xét của ngƣời đọc, nghe, xem, có nghĩa là đã tạo nên những thông tin giá trị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)