Về thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.” ppt (Trang 67 - 74)

- Kiểm tra lãi việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao cho P.KTKT nội bộ 8 Tất toán hợp đồng tín dụng.

3.2.2.Về thị trường.

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK THANH XUÂN

3.2.2.Về thị trường.

3.2.2.1. Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng.

Hiện nay, số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch của VPBank vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng của người dân. Để giúp đưa ngân hàng đến gần người dân, tạo cho người dân cảm giác tin tưởng gần gũi, thuận tiện trong giao dịch , VPBank cần không ngững mở rộng mang lưới hoạt động ra khắp các tỉnh thành phố trong cả nước gồm: Hội sở, các chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II, phòng giao dịch. Việc mở rộng mạng lưới cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, không mở rông một cách tràn lan. Các điểm giao dịch mới của

VPBank cần bố trí sao cho thuận tiện về giao thông đồng thời phải khang trang, sạch đẹp, hiện đại.

3.2.1.2. Phát triển thương hiệu VPBank.

Thương hiệu là tài sản lớn của các doanh nghiệp bởi nớ có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Mục đích của thương hiệu là tạo ra nhận thức, niềm tin và sự trung thành. Nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tìm và phát triển thị trường mới.

Do hoạt động trong ngành dịch vụ đặc biệt với những sản phẩm mang tính truyền thống nên việc thu hút , lôi kéo thêm khách hàng là rất khó khăn đối với các Ngân hàng trong điều kiện ngày càng gay gắt như hiện nay. Do vậy, thương hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Việc phát triển thương hiệu VPBank cần thực hiện theo hướng khoa học, có kế hoạch trước mắt và lâu dài, cần thực hiện tổng thể trên tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch. Mục tiêu của Ngân hàng là xây dựng một thương hiệu với các đặc điểm:

- Năng động, hiện đại.

- Luôn bên cạnh khách hàng, gần gũi với khách hàng như người thân trong gia đình.

- Luôn đứng sau những thành công của khách hàng, hỗ trợ nhanh nhất những nhu cầu tài chính phục vụ cho mục đích tiêu dùng hay kinh doanh của khách hàng.

Kết quả của việc xây dựng một thương hiệu không thể nhìn thấy ngay trong một vài tuần , vài tháng… bởi vì việc tạo ra những hình ảnh, từ ngữ, mầu sắc ấn tượng đối với khách hàng

đòi hỏi mất rất nhiều thời gian. Do đó, để khách hàng luôn nhớ tới hình ảnh của VPBank mỗi khi cần sử dụng các sản phẩm, Ngân hàng còn phải cần nhiều thời gian hơn để làm được điều này.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Yếu tố con người luôn có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động tín dụng, những quyết định cho vay, quy trình cho vay, thu hỗi nợ…máy móc không thể thay thế. Vì vậy, kết quả tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính sáng tạo và đạo đức của người cán bộ tín dụng. Do đó, để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng thì đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính là một giải pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Về trình độ nghiệp vụ : Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng nói chung,cho vay tiêu dùng nói riêng, trước hết ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý và đồng bộ, xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, cần thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo về chuyên môn, chính sách, pháp luật, trình độ phân tích, thẩm định dự án…Bổ sung kiến thức chuyên ngành và trên nhiều lĩnh vực để hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất.

- Về tư cách đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, ngân hàng cần hết sức coi trọng tới việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ nhân viên. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

Đây chính là điều kiện đầu tiên mang lại thành công cho ngân hàng.

- Để bồi dưỡng nguồn nhân lực, Ngân hàng cần phải có những chính sách ưu đãi , khen thưởng, và kỷ luật đối với cán bộ nhân viên. Gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả hoạt động, điều này khuyến khích sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên. Ngoài ra, Ngân hàng cần tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao… nhằm tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau.

3.2.1.4. Nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tại VPBank Thanh Xuân.

Mặc dù những năm gần đây tỷ trọng cho vay tiêu trung và dài hạn của Ngân hàng đã tăng tuy nhiên con số này vẫn còn thấp , trong khi đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tới 69% vào năm 2007. Sở dĩ như vậy vì cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro, hơn nữa VPBank Thanh Xuân là chi nhánh có quy mô nhỏ. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn phục vụ nhu cầu mua sắm ôtô, nhà cửa, đất đai của người tiêu dùng VPBank Thanh Xuân cần được sự hỗ trợ về vốn và nhân lực từ các chi nhánh cấp cao hơn, tạo một cơ cấu cho vay hợp lý theo thời hạn.

3.2.1.5. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.

Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng nhằm tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng kém khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và khốc liệt như hiện nay. Chỉ có công nghệ tiên tiến mới giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tạo ra được

những sản phẩm mới…Điều này không chỉ cần thiết đối với VPBank mà nó còn quan trọng đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Một hệ thống ứng dụng công nghệ cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin, số liệu. - Có khả năng bảo quản, lưu trữ hồ sơ tốt.

- Phân định rõ các chức năng, nhiệm vụ. - Có khả năng tích hợp nhiều ứng dụng. - Nhanh, chính xác, thuận tiện khi sử dụng.

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank hiện nay, Ngân hàng thực hiện việc quản lý các khoản vay, thanh toán lãi, thu nợ… trên máy tính, có hệ thống tính điểm tín dụng để quyết định cho vay đối với khách hàng.

KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đang là một xu thế tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần kích thích nền sản xuất trong nước phát triển, cải thiện đời sống dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng còn cung cấp các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt, làm giảm một lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, tạo cơ sỏ để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

Hoạt động cho vay tiêu dùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với VPBank , nhằm hướng tới mục tiêu đưa VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Băc và trong cả nước. Trong thời gian qua với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của các cán bộ nhân viên, đã giúp VPBank Thanh Xuân đạt được những thành công đáng kể trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả là một bài toán khó những hoàn toàn có khả năng thực hiện được.

Cho vay tiêu dùng là một vấn đề mới mẻ. Do đó, mặc dù đã hết sức cố gắng những do kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhân được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và các cán bộ ngân hàng VPBank Thanh Xuân để giúp Em hoàn chỉnh chuyên đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.” ppt (Trang 67 - 74)