Các kí tự tượng hình của người Ai Cập có tên là Hieroglyphic, nhưng người Ai Cập không gọi chúng như thế đâu! Từ này vốn có gốc gác từ tiếng Hy Lạp - trong đó có từ Heiros (thiêng liêng, thần thánh) và gluphe (vạch, khắc). Người Ai Cập gọi chữ của họ là “lời nói của thần linh”.
Một số Hieroglyphic có thể được coi là tương ứng với một chữ cái của chúng ta ngày nay - y hệt như bản Alphabet, nhưng một số khác thì lại có ý nghĩa của cả một từ.
Mực của người Ai Cập cổ khá giống với loại màu ngày nay ta dùng để vẽ ap-phích. Những màu thường được dùng nhiều nhất là đỏ và đen. Đây chính là than gỗ hoặc đất sét màu đỏ được hòa trong một dung dịch cao su. (Một loại mực loãng hơn sẽ nhanh chóng khô lại trong khí hậu nóng bỏng vùng Ai Cập.)
Người ta viết bằng ống sậy, một đầu bị nhai cho nát ra và được dùng dao để gọt cho nhọn. Người viết sẽ nhúng cây bút này vào nước, sau đó mài đầu bút vào tảng màu.
Người Ai Cập viết trên giấy Papyrus, làm từ loài cói Cyperus papyrus mọc trong đầm lầy. Người ta cắt những thân cây mềm thành từng dải dài, sếp chúng chồng lên nhau theo kiểu đan tre rồi gõ cho tới khi chúng dính vào nhau, sau đó đem phơi nắng. Dải giấy Papyrus dài nhất mà ta biết cho tới nay có chiều dài 125 mét. Thật là ấn tượng!
Chữ của người Ai Cập có cấu trúc khá phức tạp. Rất ít người biết đọc và biết viết, qua đó họ trở thành những nhân vật quan trọng.
Đa phần con trai Ai Cập được đến trường học đều trở thành người viết thuê. Họ phải học để biết đọc thông viết thạo, sau đó mới có thể học những nghề quan trọng như làm quan chức trong triều, làm bác sĩ hay thầy tế. Nhưng đa phần trẻ em không hề đến trường và vì thế mà sẽ học đúng nghề của cha mẹ chúng.
Các trường học thường có những người đứng đầu là các thầy tế. Học để trở thành người viết thuê là một chuyện rất vất vả, bởi
ỰC ỰC!