4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Mường Chiên là một xã nằm ở phía Đông giáp với xã Chiên Khay, huyện Quỳnh Nhai
- Phía Tây Bắc giáp với xã Cà Nàng
- Phía Tây giáp xã huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - Phía Đông Nam giáp xã Pá Ma
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Khí hậu: có hai tiểu vùng khác nhau, tiểu vùng cao mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đời, thời tiền mát và thường có sương muối vào tháng riêng, tháng hai: tiểu vùng thấp (các xã dọc sông Đá) mang khí hậu nhiệt đời nóng ẩm mưa nhiều trong năm có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của cả năm là 21,1 °C, trong đó tháng trung bình cao nhất là 35 °C, trung bình tháng thấp nhất là 16,5°C, tiện cho sự phát triển của cây lúa, cây xoài và các loại cây hoa quả có như nhãn, vải. Lượng mưa trung bình 1 năm khoảng 1500mm – 1700mm, là nơi có lượng mưa thấp hơn so với những địa phương khác, mưa lớn tập trung vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 8, mưa nhỏ tập trung vào tháng 11, tháng 12. Từ những đặc trưng về khí hậu cho thấy đây là nơi có khí hậu mát mẻ, thuận tiện để xây dựng và phát triển các loại hình phát triện du lịch cộng đồng của dân tộc thiểu số ở địa phương.
4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1.Đặc điểm về dân số, lao động
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã Mường Chiên năm 2020
STT Chỉ tiêu về dân số, lao động Đơn vị tính Giá trị
1 Tổng số thôn Bản 3
2 Tổng dân số Người 1.745
3 Tỷ trọng dân số là DTTS trong xã % 94,67
4 Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động % 66,17 5 Tỷ trọng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp % 71,23
6 Tổng số hộ Hộ 424
7 Số hộ tham gia kinh doanh DLCĐ Hộ 8
Mường Chiên là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào DTTS, đặc biệt là dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 100%, do đó đã tạo ra nét đặc trưng riêng đó là văn hóa của người Thái. Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã Mường Chiên được mô tả tại bảng 4.1.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, hiện nay xã Mường Chiên có 3 Bản và dân số là 1.745 người chia thành 424 hộ, trong đó có 8 hộ tham gia vào hoạt động kinh doanh phát triển du lịch cộng đồng, ở xã Mường Chiên du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện vào năm 2016 với cơ sở vật chất nhỏ lẻ, đơn sơ. Trên thực tế đa số các hộ DTTS tại xã Mường Chiên chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công, doanh thu đtác giả lại từ những ngành nghề này chỉ đủ phục vụ cho đời sống hàng ngày nên chưa có vốn đầu từ để xây dựng du lịch cộng đồng, do đó hiện nay tại xã Mường Chiên số lượng hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng vẫn còn ít
Tỷ trọng dân số là DTTS chiếm 100% tổng dân số của xã, do dân số ở xã chủ yếu là DTTS đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt tại đây vẫn còn lưu giữ được những nghề thủ công truyền thống, các điệu múa dân gian, các lễ hội của dân tộc Thái, chính những yếu tố đó đã góp phần cho sự hình thành và phát triển du lịch cộng đồng, vì du lịch cộng đồng lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đồng thời góp phần quảng bá nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái như là trang phục dân tộc Thái Nam khi lớn tuổi nam giới thường mặc quần váy theo kiểu “chân què” không dùng dải rút mà khâu cạp để thắt dây lưng, chỉ có hại loại là quần dài và quàn đùi. Áo có hại kiểu mặc thường ngày và lễ phục, trang phục người phụ nữ Aó cóm, khắn phiêu ,váy Ngoài ra, xã Mường Chiên có lực lượng lao động dồi dào tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động là 66,17%, trong đó tỷ trọng lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm 71,23%, đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế tại địa phương phát triển, nâng cao năng suất lao động.
4.1.2.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội
Mường Chiên là một xã nằm bên cạnh cánh đồng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ 2 của Tây Bắc nên đa phần kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Mường Chiên được mô tả ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Mường Chiên năm 2020
STT Chỉ tiêu cơ bản ĐVT Giá trị
1 Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP xã % 68,7
2 Tỷ trọng công nghiệp trong GDP xã 21,6
3 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP xã % 9,7
4 Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều % 1,9 5 Thu nhập bình quân đầu người/năm đồng/người Triệu 26,7
6 Năm về đích nông thôn mới Năm 2016
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Mường Chiên
Kết quả bảng 4.2 cho thấy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP xã chiếm khoảng 68,7%, tỷ trọng công nghiệp trong GDP xã là 21,6%, tỷ trọng dịch vụ trong GDP xã là 9,7% (các hoạt động dịch vụ chủ yếu của địa phương là giao lưu văn hóa, du lịch cộng đồng,…), hiện nay tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều ở xã là 1,9%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 26,7 triệu đồng/người, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Từ kết quả trên cho thấy hiện nay tại xã Mường Chiên các hoạt động nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, do đó cần có sự phối hợp giữa các hoạt động nông nghiệp với hoạt động du lịch cộng đồng để tạo ra sự đa dạng về hình thức du lịch cộng đồng góp phần phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của các hộ.
4.1.3.Tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Mường Chiên
Xã Mường Chiên ở phía Bắc của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La nằm trên đồi núi và cánh đồng và do sông Đà, đây là không gian sinh sống chủ yếu của đồng bào DTTS, nơi đây có khí hậu ôn hoà mát mẻ mang đặc trưng của
vùng tiểu khí hậu tây Bắc. đây là nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú và có nền văn hoá đặc trưng của các dân tộc. Phát huy những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nền văn hoá đặc trưng của các dân tộc, Mường Chiên đã tiến hành xây dựng các điểm du lịch cộng đồng tại địa phương như ở Bản Bon Mô hình phát triển du lịch cộng đồng như Suối Nước Nóng đầu tiên ở xã Mường Chiên.
Cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 46 km và nằm bên đồi núi đá cạnh cánh đồng có dòng Sông Đà, Mường Chiên là địa bàn sinh sông chủ yếu của đồng bào dân tộc thái, đời sống của người dân ở đây ngày càng có nhiều khởi sắc nhưng vẫn bảo tồn được nhiều nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, các bản làng người Thái vẫn mang vẻ hoang sơ với những nếp nhà sàn, văn hoá, ẩm thực, trang phục, các loại hình văn nghệ dân gian nổi bật (múa xòe Vòng tròn tây bắc), những bài há Truyền thống hát thái , những món ăn mạng đậm bản sắc văn hoá dân tộc Thái (thịt lợn gác bếp, thịt bò sấy khô .... ).
Tại các điểm du lịch cộng đồng thường trưng bày trang phục của người Thái, các sản phẩm dệt thổ cẩm, những sản phẩm đặc sản của vùng (Gạo nếp,…) du khách có thể đến tham quan và mua các sản phẩm du lịch, đồng thời cũng tại nơi đây vẫn còn hình ảnh các thiếu nữ Nàng han người Thái ngồi đền thờ Nàng Han ở huyện Quỳnh Nhai ngoài ra du khách có thể thăm quan Thổ cẩm của người Thái thường sử dụng các màu trắng, đỏ, vàng, xanh, tím tạo ấn tượng mạnh, hoạ, lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người Thái giống như cảnh thiên nhiên.
Về văn hoá của dân tộc thái ở Bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La không nằm ngoài những tác động đó. Nhiều năm qua, Quỳnh
Nhai Mường Chiên Bản Bon luôn là điểm đến của khách du lịch, một trong điểm thu hút khách du lịch là Bản Bon, xã Mường Chiên, Đến bản Bon là đến với di sản văn hoá người thái, di tích trung tâm huyện Quỳnh Nhai du lịch sinh thái lòng hồ sông Đà.
Các món ăn của người dân tộc Thái tại Mường Chiên dù là xôi nếp ngũ sắc, bánh chưng bánh giầy,.. đều góp phần tạo nên một văn hoá, một nét đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách đến tham quan. Điều đặc biệt hơn đó là khi đến với Mường Chiên, Bản Bon du khách sẽ được tìm hiểu và tham gia vào điệu múa xòe người thái, trong kho tàng dân ca dân vũ của người Thái múa xòe có vị trí quan trọng. Người Thái múa xòe không chỉ nhằm thể hiện đời sống sinh hoạt với ước vọng gắn bó cộng đồng với thiên nhiên với tâm linh mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc góp phần gắn kết con người với con người, với trời đất. Múa xòe có tới 32 điệu khác nhau, mỗi loại xòe cũng có khoảng mấy chục điệu khác nhau. Xòe vòng là điệu xòe quần chúng giữ vai trò như một điệu múa gốc trong nền nghệ thuật múa Tây Bắc, được sử dụng rất linh hoạt, rộng rãi, phục vụ nhiều mặt sinh hoạt của xã hội.
Nhiều điệu múa của dân tộc Thái cũng có thể coi là múa xòe, nhưng hệ thống hơn cả là bài xòe trong lễ tiệc bao gồm 5 điệu: Xòe bổ bốn, Xòe tiến lộn lùi, xòe vòng tròn vỗ tay, múa tung khăn, xòe khăn mời rượu. Sức hấp dẫn của những điệu múa xòe chính là sự sôi nổi, gần gũi, xòe vòng luôn thu hút được tất cả mọi người không phân biệt già hay trẻ, lạ hay quen. Mọi người nắm tay nhau cùng bước xoay tròn quanh đống lửa theo chiều kim đồng hồ như sự phát triển của cuộc sống, do đó múa xòe luôn thu hút được sự quan tâm của du khách. Các điệu múa xòe được coi là giá trị tinh thần, văn hoá của dân tộc Thái.
Khi đến với Mường Chiên du khách không chỉ được tìm hiểu về nét đẹp văn hóa, lối sống, sinh hoạt và các hoạt động của người Thái mà còn được
khám phá về cảnh đẹp cây cầu pá uôn dòng hồ sông Đà, đi tham quan những các đảo ở dòng hồ sông Đà như đảo trái tim
Nhờ những điều kiện tự nhiên, văn hóa và cộng đồng địa phương mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mường Chiên, bản Bon ngày càng được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, đồng thời cũng góp phần quảng bá nét đặc trưng văn hóa và bản sắc dân tộc của người dân địa phương.
4.2.Thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ điều tra
4.2.1.Đặc điểm của các hộ khảo sát
Trong quá trình phỏng vấn chủ hộ là người được lựa chọn để trả lời phỏng vấn vì chủ hộ giữ vai trò đưa ra quyết định trong việc kinh doanh du lịch cộng đồng của hộ. Những đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn được mô tả ở bảng 4.3. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung, người được phỏng vấn có độ tuổi bình quân khoảng 50 tuổi, tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp THCS chiếm 25%, tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp THPT chiếm 25 %, tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 25%. Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng, điều này được thể hiện qua quá trình học hỏi và tiếp thu những kiến thức để áp dụng vào kinh doanh du lịch cộng đồng, những người có học vấn cao hơn thì việc tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm trong việc kinh doanh du lịch cộng đồng sẽ thuận lợi hơn so với số người còn lại.
Có khoảng 30% số người được phỏng vấn là nữ giới và tất cả số người được phỏng vấn đều là DTTS. Những người là DTTS thường nhận được nhiều chính sách hỗ trợ (chính sách hỗ trợ vay vốn từ NHCSXH,…) hơn so với dân tộc Kinh do đó sẽ thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng, ngoài ra đối với những người là nữ giới sẽ có cơ hội tham gia vào tổ chức hội phụ nữ tại địa phương để cùng được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các hội viên khác trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Số người được
phỏng vấn có khoảng 3 năm tham gia vào kinh doanh du lịch cộng đồng và tất cả số người được phỏng vấn đều có chứng chỉ tham ra các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng, các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng có vai trò rất hữu ích trong việc hướng dẫn và truyền đạt các kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh du lịch cộng đồng.
Bảng 4.3: Đặc điểm cơ bản của hộ được phỏng vấn làm DLCĐ
STT Các đặc điểm của người được phỏng vấn Đơn vị tính Giá trị
1 Tuổi bình quân của hộ Năm 50
2 Trình độ học vấn
3 Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp THCS % 25 4 Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp THPT % 50 5
Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp cao đẳng,
đại học trở lên % 25
6 Tỷ trọng số người được phỏng vấn là nữ giới % 30
7 Tỷ trọng số người phỏng vấn là DTTS % 100
8 Số năm kinh doanh DLCĐ bình quân Năm 3
9
Tỷ trọng số người được phỏng vấn có chứng
chỉ tham gia tập huấn về DLCĐ % 100
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát năm 2020
Trong quá trình kinh doanh du lịch cộng đồng, đặc điểm cơ bản của các hộ gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh du lịch cộng đồng, đặc điểm cơ bản của các hộ gia đình được mô tả ở bảng 4.4
Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn
STT
Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình
được phỏng vấn Đơn vị tính Giá trị
1 Số nhân khẩu trung bình 1 hộ Người 4
2 Số lao động trung bình 1 hộ Lao động 3
3 Trong đó: Số lao động tham gia vào làm
du lịch Lao động 2
4 Diện tích đất thổ cư bình quân 1 hộ m² 1030
5 Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ m² 1140
6 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tài sản gắn với đất thổ cư % 100
7 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông lâm nghiệp % 100
8 Thu nhập bình quân tháng 1 hộ Triệu đồng 20
9 Tỷ trọng thu nhập từ du lịch trên tổng thu
nhập % 62
10 Số hộ có homestay % 80
11 Tỷ trọng số hộ có ô tô % 0
12 Tỷ trọng số hộ có máy vi tính % 7
13 Tỷ trọng số hộ có internet/wifi tại nhà % 80
14 Tỷ trọng số hộ có điện thoại thông minh % 100
15 Tỷ trọng số hộ là thành viên của hội nông
dân, hội phụ nữ % 100
16 Tỷ trọng số hộ có họ hàng công tác tại
UBND xã % 18
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát năm 2020
Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung mỗi hộ gia đình có 4 nhân khẩu và 3 lao động, trong đó số lao động tham gia vào làm du lịch cộng đồng là 2 lao
động, nhân lực lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh và phát triển du lịch cộng đồng vì khi có nhiều lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng thì khả năng phục vụ và tiếp đãi khách du lịch sẽ trở nên