UCÓ NHIỀU CÔNG

Một phần của tài liệu Ebook Bạn thực sự có tài: Phần 2 (Trang 42 - 46)

CÓ NHIỀU CÔNG

CỤ HIỆU QUẢ để giúp thành viên làm việc sáng tạo trong đội nhóm. Một trong những công cụ mà tôi thích nhất là “Sáu chiếc mũ tư duy” do Eward De Bono phát triển (ông là người phát minh ra khái niệm tư duy ngoại biên). Mô

hình này mô tả sáu vai trò khác nhau trong nhóm và chỉ rõ lợi ích của từng vai trò.1 Tôi giới thiệu vai trò này ngay từ đầu trong lớp, vì nó giúp sinh viên có công cụ trực tiếp để triển khai trong suốt khóa học – và suốt cuộc đời.

Theo mô hình của Bono, có sáu vai trò được đảm trách trong một nhóm, mỗi vai trò có một màu đại diện khác nhau. Hầu hết mọi người đều có một màu chủ đạo, cùng một hoặc hai màu khác theo ngay sau.

• Người luôn lần theo sự thật và thích suy nghĩ hợp lý sẽ đội mũ trắng.

• Người dễ dàng nảy sinh ý tưởng mới sẽ đội

xanh lá.

• Người dùng trực giác để đưa ra quyết định sẽ đội mũ đỏ.

Chúng ta thường cho rằng mình biết mình muốn gì nơi đồng đội. Cho đến khi lâm vào tình thế ngặt nghèo, ta mới nhận ra kỹ năng và phẩm chất cần thiết lúc ấy hoàn toàn khác hẳn với những gì ta đánh giá cao lúc sóng êm biển lặng.

• Người có tổ chức và làm theo tiến trình vạch sẵn sẽ đội mũ xanh dương.

• Người “chuyên soi mói”, phát hiện những gì không có tác dụng sẽ đội mũ đen.

• Người luôn muốn làm người khác vui sẽ đội

mũ vàng.

Để diễn tả giá trị của mô hình này, tôi yêu cầu sinh viên làm cuộc “kiểm tra” ngắn để xác định phong cách làm việc chủ đạo của mình. Thậm chí nếu không kiểm tra, đa phần đều biết mình đội mũ màu gì. Tôi yêu cầu sinh viên đến lớp mặc màu áo phù hợp với màu mũ để họ có thể dễ dàng thấy mình cùng nhau đại diện cho một dải màu các phong cách làm việc. Tôi chia các sinh viên thành nhóm sáu người, với phong cách làm việc khác nhau. Mỗi người được trao một chiếc mũ thật đính sáu tua giấy, mỗi tua có một màu khác nhau. Trong hai giờ hoạt động, sinh viên sẽ dán tua này hay tua khác lên chóp mũ để thể hiện bất cứ vai trò nào họ đang thực hiện lúc ấy.

Các nhóm được giao một nhiệm vụ phải hoàn thành, và mỗi người có cơ hội thể hiện các vai trò khác nhau khi thảo luận về các giải pháp khả thi. Chúng tôi bắt đầu với những người cùng đội một màu, từ màu trắng trước, rồi đến màu xanh lá, xanh dương... Sau khi làm như vậy, sinh viên được phép thay đổi màu theo ý muốn, trải nghiệm màu nào họ thấy thoải mái nhất,

189 u

và màu nào khó chịu nhất với mình. Họ chia sẻ về vai trò đang chơi trong nhóm, và nhận ra rằng họ có thể thay đổi vai trò dễ dàng như thay đổi tua màu trên mũ.

Mô hình sáu mũ này cung cấp những tên gọi hữu ích cho mọi phong cách làm việc theo nhóm. Ví dụ một nhóm có thể bắt đầu buổi động não bằng cách tuyên bố tất cả đều đội mũ xanh lá để nảy sinh ý tưởng. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai thường không mang mũ xanh lá và thích đánh giá ý tưởng sau khi chúng được đưa ra hơn. Sau giai đoạn đó, bạn có thể lại dõng dạc yêu cầu tất cả cùng đội mũ xanh dương để lên kế hoạch các bước thực hiện tiếp theo. Đến phần đánh giá các rủi ro, mọi người được kêu gọi đội mũ đen để phát hiện mọi khía cạnh có thể sai lầm.

Ước gì tôi biết sử dụng công cụ này sớm trong đời, vì tôi thường rơi vào cạm bẫy với suy nghĩ rằng ai cũng thấy như mình. Khi phải làm việc với người tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác với mình và xử lý cũng rất khác, tôi rất ngạc nhiên và thất vọng. Tôi không hiểu quan điểm của họ và cảm thấy hình như họ cũng không hiểu tôi. Tôi hầu như luôn đội

Việc tập hợp mọi người với nhiều nguyên tắc đa dạng để cùng tìm ý tưởng sẽ gặt hái nhiều thành quả. Họ sẽ mang lại không những kiến thức khác nhau, mà còn cả phương pháp lẫn phong cách làm việc khác nhau.

mũ xanh lá, với màu xanh dương và màu vàng ngay phía sau. Kết quả là tôi phải học cách làm việc với người mà theo tự nhiên họ đang đội mũ đỏ hoặc mũ đen, và học cách đội những chiếc mũ ấy khi thích hợp. Là một giảng viên và một đồng nghiệp, tôi khám phá công cụ này rất giá trị. Khi biết mỗi cá nhân theo tự nhiên sẽ đội mũ màu gì, tôi dễ dàng thấu hiểu tại sao họ lại phản ứng như vậy và có thể hồi đáp một cách hài hòa.

Tôi đã dùng mô hình sáu chiếc mũ này trong nhiều năm và theo thời gian nhận ra rằng sinh viên và những nhà chuyên môn trong các ngành khác nhau có khuynh hướng đội mũ có màu đặc trưng. Có thể họ bị lôi cuốn vào các lĩnh vực nơi phương pháp làm việc của họ phát huy nhiều nhất, hoặc có thể môn học đó đẩy mạnh một phong cách làm việc cụ thể nào đó. Ví dụ sinh viên ngành điện có khuynh hướng đội mũ trắng, và vì thế rất phù hợp để xử lý thật nhiều dữ liệu. Tại trường kinh doanh, đa phần sinh viên đội mũ xanh dương và rất thoải mái khi quản lý các dự án và qui trình. Tại khoa kịch nghệ và văn chương ta lại thường thấy nhiều mũ đỏ, nơi sinh viên thoải mái bộc lộ cảm xúc khi sáng tạo một sản phẩm nghệ thuật mới. Đây lại thêm một lý do khác giải thích vì sao việc tập hợp mọi người với nhiều nguyên tắc đa dạng để cùng tìm ý tưởng sẽ gặt hái nhiều thành quả. Họ sẽ mang lại không những kiến thức khác nhau, mà còn cả phương pháp lẫn phong cách làm việc khác nhau.

Một phần của tài liệu Ebook Bạn thực sự có tài: Phần 2 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)